Kênh cạn kiệt nước |
Đó là thông tin do BCH Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn An Giang cho biết.
Cụ thể, khu vực có khả năng ảnh hưởng thiếu nước phục vụ cho SX vùng cao với diện tích 7.000 ha. Khu vực có khả năng ảnh hưởng xâm nhập mặn khu vực 1 giáp ranh Kiên Giang, mặn xâm nhập nông là 9.300 ha (Thoại Sơn 3.230 ha, Tri Tôn 6.070 ha); khu vực 2 giai đoạn mặn xâm nhập sâu 7.764 ha (Thoại Sơn 2.389 ha, Tri Tôn 5.375 ha).
Nhằm kịp thời chống hạn phục vụ vụ lúa ĐX và HT, UBND các huyện, TX, TP và Cty TNHH MTV Khai thác thủy lợi tỉnh An Giang đã chủ động lập kế hoạch triển khai phòng, chống hạn, xâm nhập mặn bảo vệ SX với diện tích gieo trồng lúa, màu trên 260.000 ha. Cụ thể, toàn tỉnh còn khoảng 146 công trình kênh mương có khả năng gặp khó khăn về nguồn nước do mực nước xuống thấp, chiều dài 318.825 m, khối lượng 1.824.882 m3, với tổng kinh phí 68,4 tỷ đồng. Dự phòng xây dựng các đập tạm phòng chống xâm nhập mặn vào sâu các kênh rạch nội đồng vùng giáp ranh với tỉnh Kiên Giang.
Dự kiến khi bị mặn xâm nhập sẽ đắp khoảng 20 đập tạm bảo vệ 7.400 ha, với tổng kinh phí 2,7 tỷ đồng. Dự kiến vùng bơm chống hạn (cứu lúa) cho 4.256 ha đất SX vùng cao huyện Tri Tôn và Tịnh Biên của người dân tộc Khmer khi hạn xảy ra, với tổng kinh phí 2,6 tỷ đồng. Đối với vùng có khả năng thiếu nước cục bộ khi có hạn hán xảy ra khoảng 3.570 ha, dự kiến tổ chức bơm cấp 2.