| Hotline: 0983.970.780

An Giang kiểm soát tốt dịch bệnh đàn vật nuôi

Thứ Bảy 13/07/2024 , 10:11 (GMT+7)

An Giang Nhờ sự chung tay của các sở, ban, ngành, tình hình dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm của An Giang từ đầu năm 2024 đến nay cơ bản được kiểm soát tốt.

Từ đầu năm 2024 đến nay An Giang cơ bản được kiểm soát, khống chế, các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Cúm gia cầm, tai xanh, viêm da nổi cục, lở mồm long móng, dịch tả heo Châu Phi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Từ đầu năm 2024 đến nay An Giang cơ bản được kiểm soát, khống chế, các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Cúm gia cầm, tai xanh, viêm da nổi cục, lở mồm long móng, dịch tả heo Châu Phi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Tiến Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang cho biết, tình hình dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh An Giang từ đầu năm 2024 đến nay cơ bản được kiểm soát, khống chế, các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Cúm gia cầm, tai xanh, viêm da nổi cục, lở mồm long móng, dịch tả heo Châu Phi… đã không xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Riêng trong tháng 3 đã xảy ra 2 ổ dịch dại tại 2 xã Ô Long Vĩ và Bình Phú, huyện Châu Phú.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dịch bệnh xảy ra là do chủ vật nuôi chưa chú trọng đến công tác phòng bệnh bằng vacxin.

Tuy nhiên, hiện nay chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh và tử vong do bệnh dại, hầu hết các trường hợp người bị chó, mèo dại hoặc nghi dại cắn đều được tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Nhìn chung, An Giang có đàn trâu, bò hơn 48 nghìn con, đàn heo 153 nghìn con tăng 13,4 nghìn con. Đối với đàn gia cầm có gần 7,6 triệu con, tăng 290 nghìn con so cùng kỳ, đàn dê toàn tỉnh có khoảng 11 nghìn con và đàn thỏ 3,5 nghìn con…

Bên cạnh đó, nghề nuôi yến ở An Giang cũng đang phát triển mạnh và đứng thứ 2 sau tỉnh Kiên Giang. Hiện, công tác quản lý, phát triển nghề nuôi chim yến theo hướng bền vững được các ngành chức năng quan tâm nên hoạt động nuôi yến nhà đảm bảo quy hoạch, cũng như hạn chế tác động môi trường.

Còn về giá bán tổ yến hiện nay trên thị trường khá ổn định ở mức cao (bình quân 30 - 35 triệu đồng/kg) nên số lượng nhà xây mới tiếp tục tăng lên. Ước tính số lượng nhà yến toàn tỉnh hiện có khoảng 1.000 nhà, tăng 50 nhà so cùng kỳ.

Riêng trong tháng 3 đã xảy ra 2 ổ dịch dại tại 2 xã Ô Long Vĩ và Bình Phú, huyện Châu Phú. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Riêng trong tháng 3 đã xảy ra 2 ổ dịch dại tại 2 xã Ô Long Vĩ và Bình Phú, huyện Châu Phú. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang Nguyễn Sĩ Lâm nhận định, hiện nay dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm ở ĐBSCL đang xuất hiện phức tạp trong mùa mưa làm lo ngại cho ngành chăn nuôi, nhất là lượng gia súc, gia cầm phục vụ cho cuối năm.

Nhưng đối với An Giang rất mừng, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh cũng như sự hỗ trợ nhiệt tình của các sở, ban, ngành và sự chung tay của ngành chăn nuôi và thú y thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh nên tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong 6 tháng đầu năm 2024 ổn định, tình hình chăn nuôi tiếp tục được duy trì và có tăng trưởng.

Kết quả này có được là ngành NN-PTNT tỉnh cùng các địa phương triển khai kịp thời, có hiệu quả các chương trình, kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật đã được UBND tỉnh ban hành.

Đối với kế hoạch phòng, chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh An Giang, từ đầu năm đến nay, ngành chăn nuôi và thú y đã tiến hành tiêm phòng hơn 3,15 triệu liều vacxin cho đàn vịt, với số lượng vịt còn bảo hộ gần 4,1 triệu lượt con, đạt tỷ lệ 146%.

Tiêm phòng 193.812 liều cho đàn gà, với số lượng còn bảo hộ là 449.639 lượt con, đạt tỷ lệ 83% so với tổng đàn tại thời điểm tiêm phòng.

Còn thực hiện phòng, chống bệnh dịch tả heo Châu Phi giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh, ngành chăn nuôi, thú y đã tăng cường công tác tiêm phòng theo hướng xã hội hóa tại các huyện Phú Tân, Thoại Sơn, Châu Thành và TP Châu Đốc với 34 hộ chăn nuôi, thực hiện tiêm phòng phòng vacxin dịch tả heo Châu Phi 730 con.

Hiện, việc tiêm phòng 193.812 liều cho đàn gà, với số lượng còn bảo hộ là 449.639 lượt con, đạt tỷ lệ 83% so với tổng đàn tại thời điểm tiêm phòng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện, việc tiêm phòng 193.812 liều cho đàn gà, với số lượng còn bảo hộ là 449.639 lượt con, đạt tỷ lệ 83% so với tổng đàn tại thời điểm tiêm phòng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong khi đó, thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh gia súc giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, ngành chuyên môn đã triển khai tiêm phòng đợt 1 vùng đệm và vùng nguy cơ thấp với 17.275 liều lở mồm long móng cho đàn trâu, bò, tiêm phòng bệnh tai xanh cho đàn heo nái, nọc hơn 5.000 liều.

Đối với phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2030, do đàn gia súc được tiêm phòng còn trong giai đoạn bảo hộ là 46.193 con, đạt tỷ lệ 88% so với tổng đàn, nên dự kiến đến tháng 8/2024, khi hết thời gian bảo hộ, ngành thú y sẽ triển khai thực hiện tiêm phòng theo kế hoạch.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.