| Hotline: 0983.970.780

An Giang: Nuôi rắn hổ hèo - nghề hấp dẫn

Thứ Sáu 15/01/2010 , 10:24 (GMT+7)

Đây là loại rắn nằm trong sách đỏ Việt Nam nên việc nuôi và thuần dưỡng hổ hèo, ngoài lợi nhuận ra còn góp phần bảo tồn nguồn động vật quý hiếm.

Hổ hèo là một loài rắn hoang dã, có người còn gọi là hổ trâu, hổ vện, tên khoa học là Ptyas Mucosus, nọc độc không nguy hiểm. Theo kinh nghiệm dân gian, thịt rắn hổ hèo là một trong những món ngon và có công dụng trong y học, nên nhiều người săn tìm ráo riết để lấy thịt hoặc ngâm rượu uống.

Nổi tiếng nhất là ngũ xà tửu, gồm: hổ đất, hổ hèo, hổ hành, hổ lửa, mai gầm. Là một trong những loài rắn quý hiếm nên nhiều nhà hàng, quán ăn thu mua hổ hèo với giá rất cao, từ 400.000đ – 450.000 đ/kg. Do đó, một số bà con nông dân đã mày mò tìm cách nuôi hổ hèo cho sinh sản và bước đầu đem lại thành công.

Ông Nguyễn Văn Thành, quê ở xã Tân An, huyện Tân Châu (An Giang) là người nuôi thử nghiệm đầu tiên 18 con giống, sau hơn 1 năm, các con đực lớn nhanh và đạt trọng lượng trên 5 kg, trong đó có 4 con cái bắt đầu sinh sản. Theo kinh nghiệm của ông Thành, rắn đực và cái nên nhốt chung một chuồng để chúng giao phối. Nhưng nếu rắn lớn không đồng đều thì phải tách chuồng theo kích cỡ lớn nhỏ riêng để tránh trường hợp chúng giành ăn có thể gây ra thương tích lẫn nhau. Đối với rắn con mới nở thì tuyệt đối nhốt riêng cùng với rắn mẹ.

Ông Thành cho biết thêm, trước khi mang con giống về, ông đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đi tham quan nhiều nơi để hiểu thêm về đặc tính sinh sống, sinh sản và kỹ thuật chăm sóc. Theo ông, rắn hổ hèo rất dễ nuôi, ít bệnh tật.

Đây là loại rắn nằm trong sách đỏ Việt Nam nên việc nuôi và thuần dưỡng hổ hèo, ngoài lợi nhuận ra còn góp phần bảo tồn nguồn động vật quý hiếm. Nhưng việc mua bán rắn giống, rắn thương phẩm cũng cần có sự giám sát chặt chẽ của ngành kiểm lâm hoặc các cơ quan chức năng để bảo đảm tính pháp lý.

Chuồng nuôi có hai cách, chuồng xi măng và chuồng lưới, nhưng tốt nhất là nên nuôi chuồng lưới, vừa thông thoáng, sạch sẽ vừa dễ chăm sóc. Chuồng rộng 5 m2 có thể nuôi trên 10 con rắn thịt. Đáy chuồng nên lót bằng vỉ tre cho mát và êm. Thức ăn chính của rắn là động vật sống như ếch, nhái, cóc và chuột. Nếu rắn còn nhỏ thì phải bằm thịt cho chúng ăn mỗi ngày 2 lần vào 2 buổi sáng và chiều.

Rắn cái giống, nuôi được một năm bắt đầu đẻ, mỗi lứa từ 15 – 20 trứng. Sau khi rắn đẻ xong, ông cho tất cả trứng vào một cái thùng cây có chứa đất và cát để ấp. Sau 75 ngày trứng nở ra con với tỉ lệ 100% và sau 7-8 ngày rắn con bắt đầu lột da và lớn rất nhanh. Hổ hèo con được các nhà nuôi tìm mua với giá hấp dẫn từ 100.000đ - 200.000đ/con.

Nếu so sánh với nuôi trăn lấy da thì nuôi rắn hổ hèo lợi nhuận cao hơn và người nuôi cũng không cần phải lo lắng khâu tiêu thụ. Cụ thể như, một người nuôi 10 con rắn thịt, sau một năm chăm sóc có thể đạt sản lượng từ 40 – 50 kg, trừ hết các chi phí, còn lời khoảng 12 triệu đồng. Nếu nuôi rắn đẻ, lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều. Nhờ vậy mà hiện nay tại các huyện đầu nguồn như Tân Châu, An Phú (An Giang) có đến hàng chục hộ nuôi rắn hổ hèo, trong số đó hiệu quả cao nhất là hộ của anh Võ Văn Đở ở huyện An Phú.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh lở mồm long móng giữa Việt Nam - Trung Quốc

Đây là một trong những kết luận của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến về triển khai các Bản ghi nhớ xây dựng vùng an toàn dịch bệnh giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Hồi sinh giống lúa đặc sản nếp cái hoa vàng Kinh Môn

Hải Dương Giống lúa nếp cái hoa vàng Kinh Môn sau phục tráng cho năng suất và giá trị kinh tế cao hơn so với nếp cái hoa vàng thông thường.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất