| Hotline: 0983.970.780

An Giang: Thêm cụ bà có khả năng nổi trên mặt nước

Thứ Năm 04/09/2008 , 19:29 (GMT+7)

Đó là bà Văn Thị Lẻo (68 tuổi, còn gọi là bà "Chín Nổi") ở ấp Tân Hiệp B, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn. Bà Lẻo có thể tự nổi thân mình trên mặt nước hàng giờ đồng hồ mà không bị chìm.

Bà Lẻo có thể nằm nổi như thế này hàng giờ đồng hồ.

Đó là bà Văn Thị Lẻo (68 tuổi, còn gọi là bà "Chín Nổi") ở ấp Tân Hiệp B, thị trấn Óc eo, huyện Thoại Sơn. Bà Lẻo có thể tự nổi thân mình trên mặt nước hàng giờ đồng hồ mà không bị chìm.

Bà Lẻo kể: “Năm lên 8 tuổi tôi được cha mẹ cho tập bơi, ngày đầu tiên xuống sông thì cơ thể tôi giống như cái phao, cứ lấy hai tay hai chân đạp nước bơi đi như là người đã từng biết bơi lâu năm”.

Gia đình bà Lẻo sống bằng nghề đập đá và gánh đá thuê ở vùng núi "Thất Sơn" đã được hơn 40 năm. Bà Lẻo cho biết, ông bà có 9 người con nhưng không ai có thể làm được điều kỳ diệu giống như bà (nổi trên mặt nước - PV).

Mặt dù sắp bước sang tuổi 70 nhưng hiện bà Lẻo vẫn có thể thả mình trên mặt nước từ sáng tới chiều mà không vấn đề gì. Khi chúng tôi đến vào 1 buổi trưa trời nóng nực bà liền xuống ngay sông "Cầu sắt Núi Nhỏ" trước nhà “biểu diễn” cho xem và chụp ảnh.

“Từ khi cưới nhau tôi đã thấy bà có khả năng này. Mỗi khi bà xuống sông tắm là cơ thể nổi trên mặt nước giống như đang ngồi… trên bờ. Đặc biệt vợ tôi không bao giờ lặn được dưới nước” - ông Lê Văn Khen (77 tuổi, chồng bà Lẻo) nói.

Thấy bà Lẻo có khả năng “đặc biệt” ông Khen cũng lo lắng nên đưa bà đến bệnh viện để khám, tuy nhiên bác sĩ bảo là cơ thể bà bình thường giống như bao người khác.

Tại ấp An Thuận, xã Phú Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long cũng có một cụ bà 82 tuổi có thể nổi trên mặt nước. Đó là cụ bà Trần Thị Đang. Khi nằm trên mặt nước, cụ có thể đưa tay, chân lên cao, gội đầu, cầm dù để che nắng...

Khi tận mắt chứng kiến, người xem không khỏi bất ngờ khi thấy bà thoải mái duỗi thẳng hai tay, hai chân đưa lên trời nổi lềnh bềnh trên mặt nước để cơ thể tự trôi theo dòng chảy. 

Chị Trương Thị Phượng, người dân ở gần đó cho biết: Cứ đến mùa nước nổi hàng năm là bà Lẻo lại tổ chức “lớp huấn luyện” tập bơi cho trẻ em trong xóm, hiện nay vào các buổi chiều tại nhà bà có hơn 15 đứa trẻ được bà dạy bơi, lội rất thành thạo.

“Tôi ăn cơm một ngày ba bữa, từ nào tới giờ tôi chưa biết đau ốm là gì cả, càng về già thì càng thấy cơ thể nhẹ nên khả năng nổi nhiều hơn so với thời còn con gái” - bà Lẻo cho biết thêm.

Ông Khen nói tiếp: Đi đâu với bà ở sông nước là tôi rất yên tâm vì lỡ có chìm xuồng hay hụt chân là tôi vịn vào cơ thể bà giống như một cái phao cứu sinh. 

Được biết cách đây khoảng 10 năm, ông Khen và bà Lẻo đi xuồng chở cây gỗ ở ngoài Long Xuyên, khi qua đoạn sông Hậu xuồng của ông bà bị sóng đánh chìm và bà đã dễ dàng cứu ông vào bờ.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.