| Hotline: 0983.970.780

An Giang: Tiêu hủy 27 con heo

Thứ Năm 23/05/2019 , 08:44 (GMT+7)

Chi cục Chăn nuôi Thú ý thành phố Long Xuyên kết hợp với chính quyền địa phương tiêu hủy toàn bộ số heo của hộ Đinh Thanh Hồng, ngụ khóm Hưng Thạnh, phường Mỹ Thạnh, TP Long Xuyên, tổng cộng 27 con gồm 6 con heo cai sữa, 14 con heo lứa và 7 con heo thịt vào ngày 21/5.

14-16-01_noi_xy_r_dich_benh
Đàn heo được xác định bị dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP). Ảnh: Gia Khánh.

Số heo này có biểu hiện bệnh từ ngày 12/5. Ông Hồng đã mua thuốc tự điều trị và bán 2 heo nái vào ngày 17/5 (bán cho lái mua heo, chủ hộ chăn nuôi không biết thông tin về người lái này). Heo con chết được ông Hồng chôn tại vườn nhà. Ngày 19/5, ông Hồng báo cho cán bộ thú y và được hướng dẫn rải vôi, vệ sinh tiêu độc.

Sáng 22/5, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống DTLCP. Lãnh đạo Sở NN-PTNT cho biết, An Giang đã tổ chức diễn tập thực địa ứng phó khẩn cấp với ổ dịch tại thị trấn Chi Lăng, huyện Tịnh Biên. Sở NN-PTNT đã chỉ đạo Chi cục CN-TY tập huấn 11 lớp cho đối tượng người nuôi tại các huyện, thị, thành về công tác phòng, chống bệnh DTLCP.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh thành lập 8 chốt đường bộ và 1 chốt đường thủy kiểm soát trên sông Tiền. Từ lúc thành lập đến nay, các chốt đã thực hiện kiểm tra, kiểm soát được 2.661 phương tiện vận chuyển với số lượng 4.931 con trâu và bò, 79.719 con heo. Đồng thời phát hiện 18 trường hợp vận chuyển gia súc, gia cầm vi phạm và phạt tiền 57.500.000 đồng, trong đó có 2 trường hợp vận chuyển heo không rõ nguồn gốc.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Tạm thời không xuống giống lúa do xâm nhập mặn

BẠC LIÊU Do tình hình xâm nhập mặn, UBND huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) có công văn gửi các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đề nghị tạm thời không xuống giống lúa vụ hè thu.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm