| Hotline: 0983.970.780

An Giang tổng kết 5 năm hoạt động khuyến nông

Thứ Năm 08/02/2018 , 08:36 (GMT+7)

Sở NN-PTNT An Giang vừa tổ chức hội nghị Tổng kết 5 năm hoạt động Khuyến nông giai đoạn 2013 – 2017 và định hướng giai đoạn 2018 – 2020.

16-45-41_nh-2-cong-tc-khuyen-nong-phuc-vu-nong-nghiep-o-n-gingb
Khuyến nông An Giang đóng góp rất lớn cho sự phát triển nông nghiệp

Buổi tổng kết nhằm rà soát, đánh giá những mặt thuận lợi, khó khăn của công tác khuyến nông thời gian qua. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Quang Thi, đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; lãnh đạo các sở, ngành, phòng ban, cán bộ khuyến nông trong tỉnh.

Trong 5 năm thực hiện chương trình khuyến nông giai đoạn 2013 -2017, Trung tâm Khuyến nông An Giang đã thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển giao tiến bộ KHCN trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản…

Ông Trần Anh Thư, GĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Giai đoạn 2018 - 2020, khuyến nông An Giang sẽ thực hiện một số giải pháp trọng tâm như: Phát triển ngành hàng lúa gạo theo hướng bền vững đến năm 2020; đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển hoạt động khuyến nông phục vụ NNCNC giai đoạn 2016 - 2020; xây dựng các mô hình chuyển đổi từ lúa sang rau màu, cây ăn trái; triển khai quy hoạch vùng SX lúa, nấm ứng dụng CNC; Kế hoạch khuyến nông phục vụ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bắp…

Ông Lâm Quang Thi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Gianhg nhấn mạnh: Thời gian qua ngành Nông nghiệp tỉnh nói chung và đội ngũ khuyến nông nói riêng đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh. Đồng thời, đưa ra 4 giải pháp cho các sở, ban, ngành thực hiện trong thời gian tới gồm: Đổi mới tư duy công tác khuyến nông, đổi mới phương thức hoạt động, đổi mới tổ chức bộ máy, hệ thống khuyến công và phải bám theo mục tiêu tăng trưởng chung của tỉnh.

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hỗ trợ vật tư cho vùng măng tây lớn nhất Ninh Thuận

NINH THUẬN 08 hộ dân thực hiện mô hình trồng thâm canh cây măng tây xanh theo hướng hữu cơ tại xã An Hải (huyện Ninh Phước) được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV...

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.