| Hotline: 0983.970.780

AN GIANG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG CÔNG TÁC BVTV

Thứ Hai 17/01/2011 , 11:15 (GMT+7)

Rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã bộc phát thành dịch và gây thiệt hại nặng sản xuất lúa ở An Giang trong năm 2006.

Đến vụ đông xuân 2006-2007 và hè thu 2007, nhờ các nỗ lực phòng trừ dịch có hiệu quả dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã được khống chế, góp phần bảo vệ sản xuất lúa thắng lợi. Tuy vậy, dịch hại này vẫn còn là mối nguy hiểm thường xuyên trong sản xuất lúa. Trong những năm qua, Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang đã triển khai hàng loạt những tiến bộ kỹ thuật trên cây lúa để phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn & lùn xoắn lá đã áp dụng từ kết quả nghiên cứu của các viện trường, cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế nhằm bảo vệ năng suất, sản lượng lương thực.

Chương trình “1 phải 5 giảm” bắt đầu được triển khai tại An Giang từ vụ hè thu 2006. Từ việc triển khai thành công mô hình ở nhiều nơi trong tỉnh, Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế IRRI, Cục Bảo vệ Thực vật và UBND tỉnh An Giang đã thống nhất hợp tác triển khai phát động ứng dụng mô hình trên diện rộng tại An Giang; Chi cục Bảo vệ Thực vật An Giang đã đẩy mạnh triển khai mô hình “1 phải 5 giảm” giai đoạn 2009-2012 trên diện rộng, đến nay, diện tích ứng dụng chương trình đã đạt trên 3.359 ha.

Chương trình 1 "phải 5 giảm" kế thừa và nâng cao từ chương trình 3 giảm 3 tăng, trong đó nhấn mạnh 1 Phải là phải sử dụng giống xác nhận, nhằm có được giống lúa tốt, kháng được sâu bệnh tạo cây lúa khỏe cho năng suất chất lượng cao, 5 Giảm gồm: giảm nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch và cộng với ba giảm trước đây của “3 giảm 3 tăng” là giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân đạm và giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, hiệu quả sản xuất của người trồng lúa được nâng lên rõ rệt, hạn chế ô nhiễm môi trường, hệ sinh thái đồng ruộng được cân bằng góp phần vào một nền nông nghiệp bền vững. Ngành Nông nghiệp An Giang đã xây dựng dự án phát triển diện tích ứng dụng, phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 50% diện tích canh tác lúa của tỉnh áp dụng chương trình. Tuy nhiên, để đạt được như trên thì phải giải quyết tốt khâu thiết kế hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng, có chính sách đầu tư, khuyến khích nông dân đầu tư trang bị máy móc, phương tiện cơ giới phục vụ chương trình.

Từ năm 2005, với tiến bộ kỹ thuật “Tưới tiết kiệm nước” trên ruộng lúa của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), An Giang là tỉnh đầu tiên đã triển khai công nghệ này và đã xây dựng đề án “Tưới tiết kiệm nước trên lúa” nhằm giúp nông dân giảm thêm chí phí tưới nước trong canh tác lúa. Vụ hè thu, số lần bơm nước trung bình giảm 1,7 lần/vụ, tiết kiệm tiền bơm nước hơn 144.000 đồng/ha. Mô hình thực hiện tiết kiệm nước kết quả cho thấy lúa vẫn phát triển tốt, hạn chế được sự đổ ngã do rễ ăn sâu hơn, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa. Trong những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ nét; hiện tượng lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn ở nhiều nơi trên thế giới. Tài nguyên nước ngày càng trở nên căng thẳng, nên xu hướng phát triển tưới tiết kiệm nước cho cây trồng nông nghiệp là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.

Năm 2010 Chi cục Bảo vệ Thực vật An Giang được sự hỗ trợ kinh phí của Sở Khoa học Công nghệ thực hiện mô hình nhân nuôi nấm xanh tại nông hộ đã tập huấn cho nông dân 11 huyện thị trên địa bàn tỉnh An Giang về kiến thức về nhân nuôi nấm xanh và họ có khả năng tự sản xuất ở quy mô nông hộ; có 220 ha mô hình trình diễn sử dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu hại lúa. Sản phẩm nấm xanh khi tiến hành phun để phòng trị rầy nâu mang lại khá tốt, hiệu lực của nấm xanh tăng dần từ 7 ngày đến 21 ngày sau khi phun. Đặc biệt là đã giúp cho nông dân làm quen được với khái niệm phòng trừ sinh học và củng cố về nguyên tắc IPM trong canh tác lúa. Đa số nông dân đều rất phấn khởi học hỏi và tiếp thu những kỹ năng cần thiết trong quá trình nuôi cấy nấm, tạo được sự gắn kết chặt chẽ của nông dân trong các câu lạc bộ, chia sẻ nhau những kinh nghiệm hay trong sản xuất.

Mô hình trồng cây có hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch đã triển khai cho nông dân, nông dân được tập huấn về kỹ thuật thiết kế đồng ruộng theo hướng “Công nghệ sinh thái”, về những lợi ích lâu dài của mô hình mang lại giúp nông dân vững tin khi vào thực hiện mô hình. Với kết quả sơ bộ cho thấy mô hình thu hút được nhiều loài thiên địch; ruộng trồng hoa thu hút được 63 loài so với đối chứng là 61, trong đó có 26 loài thiên địch, đối chứng là 16 loài, 7 loài dịch hại so với đối chứng là 9 loài, ngoài ra còn 30 loài chưa định danh được. Các nhóm thiên địch chủ yếu là nhóm nhện thiên địch, nhóm ong ký sinh, bọ rùa... Nhiều nông dân trong mô hình phấn khởi cho biết rằng họ vẫn duy trì mô hình này trong những vụ tiếp theo bằng cách tự vận động bà con xung quanh trồng những loài hoa dại trên ruộng mình như: sao nhái, đậu bắp, mè, cúc mặt trời… góp phần bảo tồn hệ sinh thái đồng ruộng, đây là bước đầu làm cơ sở tiến tới sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP.

(*): Tác giả hiện là Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm