| Hotline: 0983.970.780

An Giang: Xuất hiện rắn khổng lồ (?)

Thứ Ba 14/09/2010 , 09:31 (GMT+7)

Một người dân sống ở chân núi Phú Cường vùng Bảy Núi (An Giang) quả quyết nhìn thấy một con rắn to như... con bò.

Ông Diệp bên cạnh cái hang nghi có rắn khổng lồ ẩn nấp

Gần đây nhiều người dân hiếu kỳ kéo đến khu vực núi Phú Cường thuộc vùng Bảy Núi (An Giang) để xem “con rắn khổng lồ” mà ông Trần Quốc Diệp (ngụ Xuân Hiệp, thị trấn Tịnh Biên) quả quyết tận mắt nhìn thấy. Hiện có hai luồng dư luận trái chiều trong chuyện này. Một bên cho rằng ở Bảy Núi vẫn còn rắn bự, còn bên kia lại nói rắn bự thì có nhưng không to như ông Diệp diễn tả. Vì thế có hay không có rắn khổng lồ còn là một bí ẩn.

Rắn to bằng con bò

Ngày 12/9, chúng tôi đến nhà ông Diệp nằm dưới chân núi Phú Cường. Không chút ngần ngại, ông kể: “Hôm đó là ngày 8/9, khoảng 12 giờ, chỉ còn một mình tôi ở nhà. Vừa ăn cơm xong, tôi lấy cái võng mắc vào hai cây tre trước nhà, bên cạnh cái hầm cạn định ngủ trưa.

Chợt tôi nhìn sang bụi tre cạnh bờ hầm thấy có cái gì đó chiếu lấp lánh. Tôi liền đến coi thì thấy một con rắn lớn kinh khủng. Nó bò từ trên bụi tre xuống mé hầm và thò đầu ra uống nước”.

Ông Diệp nói lúc đó ông lặng người, không dám thở mạnh, con rắn thè lưỡi uống khoảng ba ngụm nước thì ngước cổ lên nhìn sang phía ông. Ông hoảng hốt bỏ chạy thì con rắn bò theo. Khi ông dừng lại thì rắn cũng dừng lại. Ông chạy gần cửa nhà ngoái lại nhìn thấy con rắn chui vào bụi cây um tùm rồi mất hút.

Ông Diệp diễn tả: “Con rắn dài khoảng 10 m và bự bằng cái thùng bê. Đôi mắt nó đỏ lòm lớn bằng cái chén. Trên đầu và lưng con rắn màu đen mun, dưới lườn bụng có khoang trắng giống như rắn hổ mang. Đây là lần đầu tiên tôi gặp rắn lớn như vậy. Lúc đó tôi sợ muốn xỉu nhưng ráng chạy, tới nay còn chưa kịp tỉnh hồn”. Theo ông Diệp thì con rắn nặng khoảng 400-500 kg, nặng hơn một con bò.

Thực hư vẫn chưa rõ

Chuyện vùng Bảy Núi, An Giang còn loài rắn khổng lồ khiến nhiều người nghi ngại về lời kể của ông Diệp. Ông Diệp nói thấy nó xuất hiện rồi biến mất. Do quá hoảng sợ nên ông không dám theo dõi coi rắn bò về đâu, vào hang hay bò ngược lên núi Phú Cường.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, đa phần người dân địa phương đều cho rằng chuyện khó tin. Tuy nhiên, ông Diệp là người xưa nay chưa từng nói quá, nói dóc.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ông Diệp nguyên là trưởng khóm Xuân Hiệp từ năm 1998 đến năm 2008 và đang sinh hoạt Đảng tại chi bộ khóm. Gia đình ông không khó khăn về kinh tế, ông là người có uy tín trong xóm, thương người nghèo và hết lòng giúp đỡ mọi người. Nhiều người nhận xét ông Diệp không cố tình bịa chuyện gặp rắn khổng lồ để thu hút khách, trục lợi.

Về sự việc này, ông Lê Thành Công, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Tịnh Biên, cho biết: “Tôi rất nghi ngờ về chuyện ông Diệp gặp rắn khổng lồ. Tôi yêu cầu anh em đến hiện trường xác minh thì không phát hiện dấu hiệu gì chứng tỏ rắn khổng lồ xuất hiện. Tôi biết ở Bảy Núi rắn còn khá nhiều. Tuy nhiên, con rắn lớn cỡ bốn, năm chục ký thì có thể còn. Chứ rắn lớn như ông Diệp kể thì ở đây làm gì có”.

(Theo Pháp luật TP HCM)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm