| Hotline: 0983.970.780

Ăn hành thường xuyên giúp hạ thấp nồng độ cholesterol

Thứ Bảy 02/12/2017 , 07:15 (GMT+7)

Trong văn học, bát cháo hành của Thị Nở đã giúp Chí Phèo khỏi bệnh, và mở ra một cuộc tình đầy lý thú. Tuy nhiên, đó không phải chuyện tưởng tượng. Giá trị của hành trong y học đã được chứng minh!

Thường xuyên ăn hành, cũng giống như tỏi, sẽ giúp hạ thấp nồng độ cholesterol, từ đó giúp ngăn chặn chứng xơ vữa động mạch, tiểu đường và giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Tác dụng hữu ích này có được là nhờ hợp chất sulphua, crom và vitamin B6 trong cây hành (các chất giúp ngăn chặn đau tim bằng cách hạ thấp nồng độ Homocysteine-yếu tố gây nguy cơ đáng kể cho đau tim và đột quỵ). Trong một nghiên cứu ở hơn 100.000 người, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người có chế độ ăn nhiều hành giúp giảm được 20% nguy cơ đau tim.

09-14-49_trng_23
Thường xuyên ăn hành, cũng giống như tỏi, sẽ giúp hạ thấp nồng độ cholesterol

Theo y học cổ truyền, hành có vị cay vừa, tính ấm, có tác dụng gây ra mồ hôi, giải cảm (phát hãn, giải biểu), trừ lạnh thông thoáng các kinh âm (tán hàn, thông âm), giải độc. Hành chứa một loại tinh dầu mang tính kích thích, sản sinh mùi thơm đặc trưng, giúp tẩy trừ mùi tanh; béo ngậy trong các món ăn, còn có thể kích thích bài tiết dịch tiêu hóa, thúc đẩy thèm ăn. Hành chứa prostaglandin A, có tác dụng làm giãn mao mạch, thúc đẩy máu tuần hoàn, trợ giúp phòng ngừa váng đầu do tăng huyết áp gây nên. Hành còn có tác dụng đảm bảo đại não linh hoạt cũng như dự phòng Alzheimer cho người cao tuổi.

Hành chứa nguyên tố vi lượng selenium, có thể giảm hàm lượng muối nitrat trong dịch vị, vì thế, có tác dụng nhất định đối với việc dự phòng ung thư dạ dày và nhiều loại ung thư khác. Hành lá giàu flavonoid và hợp chất allyl sulfide giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, do đó giúp chống lại bệnh ung thư.

Tinh dầu thơm chứa trong hành có tác dụng sát khuẩn mạnh. Nó có thể thông qua đường mồ hôi; hô hấp; hệ tiết niệu khi bài ra ngoài gây kích thích nhẹ các tuyến bài tiết, từ đó có tác dụng làm ra mồ hôi, tan đàm, lợi tiểu.

Kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa tiểu đường: Hợp chất lưu huỳnh có trong hành lá giúp giảm lượng đường trong máu do đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Ngăn ngừa cảm lạnh: Hành lá có tính kháng khuẩn và kháng virus, giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm do virus như cảm lạnh và giúp loại bỏ các dịch nhày.

Tốt cho mắt: Hành lá giàu vitamin A và carotenoid giữ cho mắt luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mất thị lực.

Tốt cho tim: Hành lá giàu vitamin C và các chất chống ôxy hóa giúp chống lại các gốc tự do và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Giúp cho xương chắc khỏe: Hành lá giàu vitamin C, vitamin K và một số chất dinh dưỡng thiết yếu khác, giúp cho xương chắc khỏe. Bạn nên ăn hành lá thường xuyên.

Hỗ trợ tiêu hóa: Hành lá giàu chất xơ giúp tiêu hóa tốt hơn. Bạn nên ăn hành lá thường xuyên, có thể nấu chín hoăc thêm vào salad.

Tăng cường hệ miễn dịch: Hành lá giàu vitamin C và vitamin A, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.

(Kiến thức gia đình số 47)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất