| Hotline: 0983.970.780

Ẩn họa chợ giết mổ tự phát

Thứ Năm 08/10/2015 , 06:35 (GMT+7)

Mỗi ngày, ở khu chợ tự phát Bàu Ông Cuộn (khu phố Nhị Đồng 1, phường Dĩ An, TX. Dĩ An, Bình Dương), từ sáng sớm đến tối, có hàng trăm vật nuôi bị giết thịt trên vỉa hè, xả thẳng chất thải ra môi trường.

Ô nhiễm

Chúng tôi đến chợ Bàu Ông Cuộn trong cái nắng gắt, cảnh mua bán tấp nập càng khiến không khí nơi đây ngột ngạt hơn bởi mùi hôi bốc lên từ những miệng cống, mùi tanh của máu động vật, các loại chất thải như phân, lông gà vịt…

Theo người dân ở khu phố Nhị Đồng 1, ngôi chợ tự phát này đã có thâm niên cả chục năm nay. Ban đầu, chỉ có chừng hơn chục người bán rau củ, hoa quả, thịt, cá cho các hộ sống xung quanh. Vài năm trở lại đây, chợ đông dần, nhiều hộ bắt đầu kinh doanh gia súc, gia cầm sống.

Số động vật này được nhốt ngay trong nhà. Mỗi ngày, bắt đầu từ 4 giờ sáng, khi mọi người đang chìm vào giấc ngủ thì tiếng xe máy, ô tô ra nổ máy ầm ầm, các loại gia cầm kêu quang quác.

Khi trời vừa sáng, họ bắt đầu mang những lồng chứa hàng trăm con gà, vịt, bồ câu, thỏ và cả chó… bày ra trước cửa nhà, ngay trên hè đường. Khi có người đến mua và yêu cầu, họ giết thịt ngay tại chỗ.

Bên cạnh đó, những chiếc xe chuyên chở động vật sau khi giao hàng xong, rửa ngay tại vỉa hè, nước thải từ xe trộn lẫn phân gia súc, gia cầm chảy lênh láng xuống lòng đường...

Tấp vào một sạp bán đủ loại gia cầm, tôi hỏi giá gà, bà chủ đon đả: “Mua đi chú, ăn ngon lần sau mua nữa, không ngon chị đền tiền lại cho. Đây là gà thả vườn ở dưới Gò Công mang lên đấy, chị lấy của mối quen từ mấy năm nay rồi, chưa ai chê cả”.

02-08-25_nh-2
Gà, vịt, bồ câu… nhốt trong lồng, hoặc trói chân bày la liệt

Tôi hỏi: “Gà, vịt này đã kiểm dịch chưa?”. Bà chủ bĩu môi: “Ôi dào, tôi bán mấy năm nay, chẳng có ai mua mà hỏi cái giấy đó cả. Chú đi hỏi hết mấy chục sạp bán gà vịt ở đây xem có ai có gà vịt kiểm dịch không?”.

"Nhiều năm nay, lần nào tiếp xúc cử tri của HĐND phường Dĩ An, người dân cũng phản ánh tình trạng ô nhiễm, mà nguyên nhân chính là do các hộ kinh doanh giết mổ gia cầm, gia súc gây ra. Thế nhưng, gần 5 năm rồi tình trạng này vẫn chưa chấm dứt”, ông Nguyễn Đình Hải, có nhà ở khu chợ này than thở với tôi.

Khó dẹp

Nói về thực trạng những chợ tự phát mọc lên nhan nhản, ông Nguyễn Văn Một, cán bộ hưu trí ở Dĩ An phân tích, một thực tế không thể phủ nhận là những chợ tự phát này mọc lên nhằm đáp ứng nhu cầu của một bộ phận không nhỏ người lao động bình dân, đáp ứng tốt các tiêu chí nhanh gọn, tiện lợi và rẻ.

“Nói về giết mổ gia súc thì hiện nay Bình Dương đã có những lò mổ gia súc, gia cầm với dây chuyền giết mổ treo rất hiện đại. Nhưng bên cạnh đó, tình trạng giết mổ gia cầm không có kiểm dịch, không đảm bảo ATVSTP vẫn tồn tại với những chợ tự phát và rất khó xử lý. Khi đoàn kiểm tra đến, họ ôm lồng gà, vịt bỏ chạy hay mang vào nhà giấu, mình đi họ lại mang ra…” - Ông Trần Phú Cường, Chi cục trưởng Thú y Bình Dương.

Điều kiện kinh tế eo hẹp, lại cả ngày đến tối lo làm, về cái là tranh thủ ghé vào mua rồi còn về cơm nước cho chồng cho con, thời gian đâu mà đi chợ lớn, siêu thị?

Vì thế, không chỉ ở Bình Dương, mà hầu hết các địa phương khác, đâu đâu cũng thấy những ngôi chợ tự phát như thế này.

Từ mấy năm nay, người dân ở khu phố Nhị Đồng 1 vẫn liên tục kêu cứu, viết đơn lên UBND phường Dĩ An yêu cầu xử lý tình trạng giết mổ trái phép, gây ô nhiễm môi trường, nhưng chẳng ăn thua.

Nếu sáng nào thấy các cơ sở mua bán, giết mổ đóng cửa im ỉm, thì y như rằng sau đó không lâu, sẽ có đoàn kiểm tra tới. Sau khi đoàn đi, các hộ này sẽ lại hoạt động như thường. Nếu không có người báo thông tin, thì tại sao các cơ sở này lại biết để đồng loạt đóng cửa chứ?

Vì vậy không ít người dân tỏ ý nghi ngờ chợ tự phát Bàu Ông Cuộn tồn tại nhiều năm nay là do được “chống lưng”.

Theo bà Phạm Thủy Nguyên, cán bộ thú y phường Dĩ An cho biết, gần như 100% các loại gia cầm, gia súc buôn bán tại chợ tự phát Bàu Ông Cuộn, đều chưa qua kiểm dịch thú y và các cơ sở giết mổ đều không có giấy phép.

02-08-25_nh-6
Rùng mình trước sự mất vệ sinh của một cơ sở giết mổ tự phát

Tình trạng này địa phương cũng biết và đã xử lý liên tục, nhiều hộ đã bị xử phạt vi phạm hành chính vì giết mổ ngay tại nhà, vỉa hè, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường, thế nhưng xử phạt xong rồi đâu lại vào đấy.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Hữu Luận, Chủ tịch UBND phường Dĩ An, cũng thừa nhận đúng là tình trạng giết mổ, mua bán gia cầm, gia súc chưa qua kiểm dịch, không có giấy phép ở chợ tự phát Bàu Ông Cuộn diễn ra từ nhiều năm nay. Đây là một vấn đề nhức nhối, gây bức xúc cho người dân.

"Chúng tôi cũng thường xuyên tổ chức đoàn kiểm tra và tịch thu tiêu hủy cũng nhiều. Cứ mỗi lần như vậy, tình trạng buôn bán, giết mổ có thuyên giảm, tuy nhiên vẫn chưa dứt điểm được.

Còn vấn đề nguồn tin rò rỉ, có thể trong nội bộ có người thông báo. Chúng tôi sẽ có phương án xử lý. Sắp tới, trong các đợt đi kiểm tra, chúng tôi sẽ đi âm thầm, đi đột xuất để đảm bảo các cơ sở kinh doanh gia súc, gia cầm không thể biết trước.

Chúng tôi quyết tâm giải quyết triệt để tình trạng này để trả lại môi trường sống trong sạch, đảm bảo cuộc sống, sức khỏe cho người dân”, ông Luận hứa.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm