| Hotline: 0983.970.780

Ân nhân

Thứ Năm 15/11/2012 , 13:03 (GMT+7)

Vợ chồng Thành - Hạnh lấy nhau đã hơn mười năm, nhưng mới có một đứa con gái 6 tuổi. Con Lý. Phải hết hè năm nay, Lý mới bắt đầu cắp sách tới trường.

Vợ chồng Thành - Hạnh lấy nhau đã hơn mười năm, nhưng mới có một đứa con gái 6 tuổi. Con Lý. Phải hết hè năm nay, Lý mới bắt đầu cắp sách tới trường.

Bố Lý là Giám đốc một doanh nghiệp, thời gian công tác ở nước ngoài còn nhiều hơn ở trong nước. Mẹ ở một cơ quan phát hành sách, 9 giờ sáng mới đi làm. Chiều 4 giờ đã ra về. Thành ra tuy để Lý ở nhà một mình, nhưng mẹ Lý cũng không ngại lắm. Là bởi vì thường ngày có bà ngoại trông cháu. Mấy hôm nay bà đi lễ chùa, nhưng cũng sắp về.

Ngôi nhà của vợ chồng Hạnh trong một ngõ rộng. Nhà ở phố, nhưng có cổng, có sân phía trước. Chẳng khác nào một ngôi biệt thự. Đã vậy, Thành còn cẩn thận nuôi một con bec-giê to đùng, xích vừa đủ dài để nó có thể chồm ra cổng. Vô phúc kẻ lạ đến mà không có người nhà ra đón.

Dẫu có “lính canh cổng” trung thành, nhưng khi chỉ có con Lý ở nhà, Hạnh cũng dặn con rất cẩn thận: “Ai đến, nếu không phải họ hàng, người nhà, thì tuyệt đối không được mở cổng”.

Điều này nếu mẹ không dặn, thì Lý cũng chẳng làm khác. Ngoại trừ thằng Bách hàng xóm, thỉnh thoảng mò sang chơi “gêm” cùng Lý. Với lại thấy bóng dáng thằng Bách, con chó chỉ vẫy đuôi mừng.

Buổi sáng, sau khi uống hết bịch sữa, ăn hết nửa cái bánh kem dừa, Lý bắt đầu mở máy vi-tính để chơi “gêm”. Hôm nay không hiểu thằng Bách đi đâu, điện thoại sang nhà, chả thấy ai nhấc máy. Thôi đành ngồi chơi một mình.

Nhưng đúng lúc Lý vừa khởi động máy, thì có tiếng chó sủa ngoài cổng. Lý hơi giật mình. Sực nhớ cổng đã khoá, lại thêm con chó canh cửa, nên cũng vững dạ. Tuy vậy, tiếng chó sủa dồn, chứng tỏ người lạ vẫn còn đứng ngoài cổng. Lưỡng lự một chút, Lý bèn tắt máy tính, rồi chạy ra…

- Cháu ơi! Bà có nhà không cháu?

- Cụ…cụ là ai?

- Ông là…là bạn của bà cháu mà.

- Bà cháu đi chơi rồi ạ!

- Thế mẹ cháu có nhà không? Ông có chút việc…

Qua khe cánh cổng, Lý trông thấy một ông cụ già tóc muối tiêu, râu lưa thưa, người nhỏ thó. Ăn mặc thì lôi thôi, mà trông có vẻ…bẩn bẩn thế nào. Dẫu chỉ là con bé 6 tuổi, nhưng nó cũng cảm nhận thấy có cái gì ngài ngại, sờ sợ ông cụ này. Rồi một nỗi khinh bỉ ngấm ngầm xuất hiện trong đầu óc ngây thơ của nó. Nó nghĩ đơn giản, là bạn của bố, của mẹ đều ăn mặc bóng bẩy. Đến đây đều đi xe máy to, sáng loáng. Thậm chí cưỡi ôtô. Đằng này, ông cụ chẳng thấy xe pháo gì, trong tay lại cầm cái túi rách bươm. Trông chẳng khác một ông lão ăn mày.

- Ông có việc gì ạ?

- À! Ông có chút việc. Với lại, ông mang đến cho mẹ cháu cái này…

Vừa nói, ông cụ vừa dơ cái túi rách bươm lên. Chẳng hiểu trong đó có cái gì.

Đột nhiên bài học cảnh giác vừa bị lãng quên bỗng thức dậy. Con bé liến thoắng:

- Mẹ cháu dặn…à! Cháu không có chìa khoá, ông ạ. Ông chờ, hay lát nữa ông quay lại nhé!

Ông già có vẻ lưỡng lự:

- Nhà ông ở xa lắm! Thế mấy giờ mẹ cháu mới về?

- Cháu không biết. Có hôm về sớm. Có hôm về muộn. Hay là…ông tên gì, để cháu nói với mẹ cháu?

Ông già khẽ thở dài, có vẻ như khó xử:

- Hầy! Sao lại đến vào cái giờ này nhỉ? Dở quá.

- Ông bảo gì cơ?

- À! Không. Vậy ông nhờ cháu, tí nữa đưa cho mẹ cháu hộ ông. Này! Mật ong rừng đấy. Ông vừa đi Lào Cai về. Ông bọc lá chuối kỹ lắm. Nhưng cẩn thận kẻo vỡ. Mà vỡ thì phí lắm. Chả là bố cháu bị dạ dày. Ông biết.

Ông cụ nhấc cái chai bó chằng chịt bằng lá chuối khô, nhét qua khe cánh cổng. Con Lý vội đỡ lấy…

Khi nó vừa đặt cái chai xuống, thì đã thấy cụ già quay gót. Và Lý chợt nhận ra cái dáng đi tập tễnh của cụ già. Một chân ngắn, một chân dài.

* * *

Buổi chiều về nhà, vừa trông thấy cái vật lù lù như một đống rác ở góc phòng, Hằng nhăn mặt:

- Con tha cái gì bẩn thỉu về nhà thế hả? Có ai đến à? Mà mẹ đã dặn thế nào?

Lý vội liến thoắng thanh minh. Nó quả quyết với mẹ, là không cho cái ông già thọt ấy vào nhà. Nó chỉ vào đống lá chuối khô, phân vua:

- Là vì ông ấy bảo đây là mật ong rừng. Ông cho bố. Ông ấy bảo bố bị “dạ dày”. Có phải không mẹ?

Hằng giật nảy mình:

- Con nói gì? Ông cụ thọt? Ông bảo tên là gì?

Lý ngẩn người:

- Con có hỏi. Nhưng ông không nói.

- Thôi chết rồi!

Thấy mặt mẹ tái nhợt, Lý vội chạy đến bên mẹ:

- Con sai rồi! Con xin lỗi mẹ. Đáng nhẽ con...

Hằng ôm con vào lòng, nước mắt giàn giụa:

- Con không có lỗi gì cả! Lỗi là tại mẹ. Mẹ đã không kể cho con nghe. Đó là cụ Đấu. Ngày còn chiến tranh, giặc Mỹ ném bom xuống phố Khâm Thiên. Bom làm sập nhà. Nhà bà ngoại ấy. Bà ngoại lúc đó đúng bằng tuổi con bây giờ. Cả nhà chẳng còn ai. Chỉ có bà - cô bé 6 tuổi – ở dưới hầm. Lúc ấy cụ Đấu hàng xóm đi làm về, thấy tiếng khóc dưới hầm, cụ cùng dân quân tự vệ, mở đường, rồi chính cụ chui vào cứu bà ra. Ông cụ bị một thanh rầm bê tông sập xuống, gẫy mất một chân. Ông cụ cứu được bà, còn chân ông cụ…

Mẹ Lý không nói được tiếp nữa, nức nở. Tự nhiên Lý cũng nước mắt lưng tròng.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.