| Hotline: 0983.970.780

An ninh lương thực VN còn bấp bênh

Thứ Hai 24/09/2012 , 10:06 (GMT+7)

Mặc dù VN đã đạt được những thành tựu lớn trong SXNN và ANLT nhưng vẫn còn nguy cơ bấp bênh.

Ngày 21/9, diễn đàn an ninh lương thực (ANLT) Việt Nam do Tập đoàn DuponT phối hợp với Phòng Thương mại và công nghiệp VN tổ chức tại TP Hồ Chí Minh. Các tham luận đều cho thấy mặc dù VN đã đạt được những thành tựu lớn trong SXNN và ANLT nhưng vẫn còn nguy cơ bấp bênh.

THÀNH TỰU LỚN

Theo ông Đào Quốc Luân, Vụ Kế hoạch, Bộ NN-PTNT, thành tựu trong việc giữ ANLT của Việt Nam được cộng đồng quốc tế công nhận nổi bật nhất là tăng khả năng tiếp cận lương thực cho cộng đồng, tỷ lệ hộ nghèo từ 17,2% (năm 2000) xuống còn 12,6% (2011). Thành tựu ấy có được nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, thu nhập bình quân từ 356.100 đ/người/tháng (2001) đã tăng lên 1,14 triệu đồng (2010), từ một nước nghèo, VN đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình. 

SXNN phát triển cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, đặc biệt là sản lượng lương thực đã tăng từ 31,7 triệu T (1996) lên 44,6 triệu T (2010), VN từ chỗ thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn với khoảng 7 triệu T/năm.

Theo BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, GĐ Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, dinh dưỡng cho cộng đồng thời gian qua đã có những bước tiến bộ rất lớn, tầm vóc người VN đã to lớn hơn, tỷ lệ suy dinh dưỡng, còi cọc của trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 36,7% (1999) xuống còn 17,5% (2010), các chỉ số phụ khác như tình trạng thiếu máu, thiếu vitamin A… đều được cải thiện.

VẪN NHIỀU KHIẾM KHUYẾT

Bên cạnh những thành tựu trên, ANLT của Việt Nam vẫn còn nhiều yếu tố bấp bênh, thiếu bền vững. Khảo sát năm 2009 tại TP HCM cho thấy có đến 38,5% học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì. Như vậy xã hội VN đang phải gánh chịu 2 nguy cơ, suy dinh dưỡng và béo phì mà tác hại của chúng đều nguy hiểm.

Khảo sát này còn cho biết thêm nguyên nhân của trẻ suy dinh dưỡng không hẳn do thực phẩm thiếu số lượng mà do chất lượng kém, trong đó thiếu nhiều các vi chất như là iod, chứng tỏ tài nguyên đất bị xói mòn, suy kiệt và công đoạn bảo quản kém.

Theo ông Vũ Ngọc Tiến, đại diện của FAO tại VN, 30 năm qua, tổ chức này đã sát cánh cùng Chính phủ Việt Nam đảm bảo được ANLT và tự hào vì đã gặt hái được nhiều thành tựu. Tuy nhiên thành tựu về SXNN của VN thời gian qua chỉ mới phát triển về số lượng mà chưa chú trọng chất lượng, sử dụng nhiều lao động có trình độ thấp và khai thác nhiều tài nguyên (nước, ánh sáng, đất đai).

Những đặc trưng trên chỉ có thể chấp nhận với một quốc gia có mức thu nhập thấp, nay nếu muốn vươn lên thì cần đẩy mạnh SXNN cung ứng nông sản có chất lượng cao, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật để khai thác các tài nguyên có hiệu quả cao hơn và tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm

TĂNG CƯỜNG KHOA HỌC VỀ CƠ SỞ

Mặc dù đã có thành tựu bước đầu nhưng ANLT của VN vẫn còn nhiều thách thức, đấy là nhu cầu lương thực tăng lên do gia tăng dân số, việc giảm sút diện tích đất trồng lúa và nước biển dâng do biến đổi khí hậu nên Việt Nam vẫn có khả năng mất ANLT.

Theo ông James C.Borel, Phó chủ tịch DuponT, ngoài các giải pháp trong kế hoạch đảm bảo ANLT, Chính phủ VN cần hướng tới mạnh mẽ hơn việc hợp tác và cải tiến khoa học cấp địa phương. Cũng theo ông Borelm, các nghiên cứu khoa học có thể mang tính phổ quát toàn cầu nhưng các giải pháp triển khai, ứng dụng phải mang tính địa phương để đối phó với những thách thức cụ thể của từng địa phương. DuponT cam kết đầu tư 10 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển trên các lĩnh vực nông nghiệp và dinh dưỡng để có được 4.000 sản phẩm mới vào cuối năm 2020.

Theo ông Lê Ân, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM, nông nghiệp VN đang có vị thế tốt bởi đã tận dụng được các lợi thế cạnh tranh để phát triển. Tương lai nông nghiệp VN tiếp tục đóng vai trò to lớn nếu việc ứng dụng các TBKT mới về công nghệ sinh học và các biện pháp kỹ thuật như tưới nước tiết kiệm, canh tác bảo tồn, xen canh và công nghệ sau thu hoạch hiện đại được chuyển giao nhanh vào thực tiễn. Từ đấy ANLT của Việt Nam thêm vững vàng.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm