| Hotline: 0983.970.780

Ăn tết Tây tại Berlin

Thứ Tư 08/01/2014 , 14:16 (GMT+7)

Khác với Việt Nam, cán bộ công chức và người lao động được nghỉ tết cả chục ngày, tết người Đức chỉ được nghỉ mỗi ngày mùng một.

Khánh, bạn của Hoàng, niềm nở đón chúng tôi ngay tại cửa – Hoàng còn bận làm, em xin thay mặt đón tiếp 2 bác – Nào các con, lặp lại nào – Chào Bác Ngọc. Lần lượt cả 4 đưa trẻ từ 8-11 tuổi cùng lặp lại nhưng chỉ có 2 đứa con Khánh là phát âm tương đối giống với người Việt, còn 2 đứa con nhà Hoàng thì chỉ lơ lớ phát âm Ngọc thành Noc.

- Với bọn Tây thì chữ Ngọc là khó lắm, Khánh phân bua, nhờ lo được cho bà sang ở cùng nên bọn trẻ nhà em nói tiếng Việt khá hơn, còn tất cả các nhà khác, bố mẹ thì đi làm tối ngày, con cái đều giao hết cho nhà trường mà cả lớp chỉ có nhõn một đứa là người Việt. 

Khánh không ở Berlin mà ở Chemnitz, một tỉnh giáp với Tiệp khắc cũ, cách Berlin đến 300 km. Khánh, Hoàng, Dũng đều là người Hà Nội, là số ít trong số 50.000 công nhân xuất khẩu lao động của Việt Nam thời Đông Đức và cố tình ở lại khi bức tường Berlin sụp đổ. Riêng Tùng, người Đà Nẵng thì sau khi tốt nghiệp kỹ sư tại Nga về nước 1 năm thấy khó sống nên tìm đường sang Đức.

Khánh nhớ lại – Bọn em không thể nào quên bữa tối co ro trong tầng hầm ký túc xá, bởi cả tháng trước đó bọn em đã được thông báo là ký túc xá sẽ đóng cửa, mỗi người sẽ được bồi thường 3.000 mác để mua vé máy bay về Việt Nam. Trước hết, cám ơn cái khóa đểu, bởi nếu khóa tốt như hiện nay thì bọn em không thể nào phá được để trốn vào đấy, sau đó nhờ ông bảo vệ vì chẳng những ông lờ cho mà ông còn can thiệp để cho 19 người được thuê 1 phòng 30 m2 hàng mấy tháng. 


Đốt pháo giao thừa của người Việt ở Berlin

Không tổ chức, không quốc tịch, không nhờ cậy được ai, những người như Hoàng, Khánh trong những năm ấy đều phải như con giun, con dế tự tìm lấy cái ăn, tự kiếm tiền để tồn tại chui nhủi nơi xứ người – 10 năm, không biết bệnh là gì, buôn bán chợ trời bất kể thứ gì miễn sao có chênh lệch giá, từ quần áo, thiết bị cơ khí, rau quả, cá mú đến thuốc lá lậu … để có thể trụ lại rồi trở thành công dân Đức, trở thành các chủ tiệm nails, chủ cửa hàng bán lẻ, chủ quán ăn, nhà hàng như hiện nay, tất cả đều phải nhờ vào trì thông minh, tinh quái của người Việt cộng với sức chịu đựng phi thường, sức lao động quần quật đằng đẵng hàng chục năm liền. 

Khác với Việt Nam, cán bộ công chức và người lao động được nghỉ tết cả chục ngày, tết người Đức chỉ được nghỉ mỗi ngày mùng một, còn tết nguyên đán thì đang bị chính người Việt lãng quên dần vì ai cũng phải đi làm và học sinh không được nghỉ học. Bởi vậy, tết với người Việt tha hương chỉ còn lại đơn giản là một mốc về thời gian, là cơ hội hiếm hoi để được gặp gỡ nhau bù khú, không có biểu hiện của việc giao mùa của trời đất và linh thiêng của ông bà. 

8 giời tối, sau khi tắt chiếc TV đang truyền hình trực tiếp buổi ca nhạc đón chào năm mới với cả vạn người nhảy theo nhạc trên quảng trường trung tâm thành phố, bàn tiệc được dọn ra, có đủ các món ở Hà Nội: nộm, xáo măng, bóng, nem, giò chả, xôi vò, thậm chí hành muối. Những nguyên liệu trên được Hoàng mua ở chợ Đồng Xuân, một chợ bán thực phẩm châu Á do người Việt gọi nhiều thành tên.

Nhưng cái tên vậy thôi, còn cái ruột thực phẩm lại có xuất xứ chủ yếu từ Thái Lan. Tất cả bọn trẻ đều được cho ăn trước nên bữa tiệc chỉ còn lại 5 cặp – 10 người. Sâm banh và whisky được khui ra. Tưởng như ở Việt Nam, tôi chuẩn bị tinh thần nhậu 1 bữa cho xứng với danh anh Hai, nhưng khi đã cụng ly 100% chúc sức khỏe lần đầu, thì ai uống được bao nhiêu thì cứ, không ép. Không hiểu sao, những chuyện “cơm, áo, gạo, tiền” thường nhật hầu như không được nhắc đến.

Suốt 3 tiếng rưỡi đồng hồ, câu chuyện chỉ xoay quanh chuyện “chính trị” ở Việt Nam. Từ những chuyện nóng sốt nhất như tàu ngầm Hà Nội về đến Cam Ranh có làm cho Tàu ngại bành trướng, đến làm sao giảm được tệ nạn những nhiễu của cảnh sát giao thông, đến tương lai của kinh tế Việt Nam… thậm chí cả chuyện cải cách thể chế nên như thế nào.


Bữa ăn sáng tết Tây đơn giản của gia đình người Việt ở Berlin

Gần như ai cũng đọc báo mạng tiếng Việt, từ nhân viên siêu thị mini như Hoàng đến nails như Nhung, từ chủ công ty như Tùng đến chủ cửa hàng như Khánh nên tôi không có đie762u kiện chen được vào tình hình kinh tế, xã hội ở Việt Nam mà tôi cập nhật trước lúa sang Đức.

23h30, bữa ăn kết thúc, tất cả chuẩn bị ra khoảng sân rộng trước nhà chuẩn bị cho bữa tiệc thứ 2 – tiệc pháo. Chiều nay, Hoàng đã mua đến gần 200 Eu với cả chục loại pháo khác nhau chất đầy cốp xe, từ những phong pháo chuột nhỏ xíu đến những băng pháo hoa thăng thiên có cán dài cả mét. Nhiệt độ ngoài trời chỉ 3oC.

Trời năm nay nóng, trước đây giờ này Berlin thường có tuyết và mưa nhỏ nhưng cả nước Đức năm nay lại ấm áp, khô ráo và đấy là điều kiện thuận lợi để dân Đức đổ xuống đường đốt pháo. Cả thành phố sáng rực rồi mờ ảo dần trong khói pháo. Khác với Paris, Berlin được quy hoạch rất thoáng, mỗi dãy chung cư cách nhau cả 50 – 70 m, dành ra khoảng sân lớn làm chỗ đậu cho xe hơi nên hàng vạn quả pháo hoa thăng thiên cầm tay thi nhau vút lên từ sân, hồi nhà, đường phố. Dúi vào tay tôi một phong pháo cối, Hoàng bảo – Bác đốt đi, pháo Trung Quốc cả đấy nhưng đã được Đức kiểm định nên an toàn lắm.

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hiệu trưởng bắt học sinh đi lao động nếu không dự hội trại có thu phí

THỪA THIÊN - HUẾ Yêu cầu học sinh phải đi lao động nếu không dự hội trại là chưa khoa học, không phù hợp với mục tiêu của hoạt động giáo dục, dễ nảy sinh suy nghĩ nhạy cảm.

Bình luận mới nhất