| Hotline: 0983.970.780

An toàn hồ Cửa Đạt là an toàn cho hàng triệu người dân vùng hạ lưu

Thứ Sáu 06/12/2019 , 08:44 (GMT+7)

Hồ Cửa Đạt là công trình thủy lợi đa mục đích, điều tiết lũ cho hạ lưu, tưới cho hàng chục nghìn ha cây trồng, tạo nguồn điện năng đảm bảo an ninh năng lượng.

Điều tiết nước tưới cho gần 87 nghìn ha cây trồng

Hồ Cửa Đạt (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) được xây dựng năm 2004, đến 2010 được đưa vào vận hành, sử dụng. Để xây dựng công trình thế kỷ này, tỉnh Thanh Hóa đã phải di dời hàng trăm hộ dân là đồng bào các dân tộc thiểu số sống trong khu vực lòng hồ.

Hồ tạo ra một không gian sinh thái rộng lớn với cảnh sắc thiên nhiên cuốn hút du khách. Xung quanh khu vực này có nhiều công trình di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh. Chính vì thế, tỉnh Thanh Hóa hiện đang có dự định lấy hồ Cửa Đạt làm trung tâm xây dựng tous du lịch sinh thái trong tương lai.

Hồ Cửa Đạt là công trình thủy lợi đa mục đích. Ảnh: Võ Dũng.

Đây là công trình thủy lợi lớn của khu vực Bắc Trung bộ với dung tích 1,45 triệu m3 nước. Công trình vừa điều tiết lũ cho hạ lưu vừa tưới cho gần 87 nghìn ha cây trồng.

Công trình đầu mối thủy lợi hồ chứa nước Cửa Đạt gồm có 4 cụm công trình chính: Cụm công trình đầu mối đập chính Cửa Đạt; cụm công trình đập phụ Dốc Cáy; cụm công trình đập phụ Hón Can; đập phụ Bản Trác.

Hạ lưu hồ chứa nước Cửa Đạt hiện có 4 nhà máy thủy điện với tổng công suất trên 130 MW, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.

Đảm bảo tưới cho gần 87 nghìn ha cây trồng vùng hạ lưu sông Mã. Ảnh: Võ Dũng.

Ngày 22/2/2010, Bộ NN&PTNT có Quyết định thành lập Trung tâm quản lý khai thác công trình thủy lợi Cửa Đạt thuộc Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 3 (Ban 3) để trực tiếp quản lý, khai thác. Từ tháng 1 năm 2013 Bộ NN&PTNT bàn giao cho UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa giao Công ty TNHH MTV Sông Chu quản lý, khai thác. Đến đầu năm 2019, UBND tỉnh Thanh Hóa bàn giao lại cho Bộ NN&PTNT (trực tiếp là Ban Quản lý và đầu tư xây dựng Thủy lợi 3) quản lý khai thác...

Duy tu, bảo dưỡng thường xuyên

Một ngày cuối tháng 11 chúng tôi có mặt tại hồ chứa nước Cửa Đạt. Thời điểm này trời nắng ráo, nước trong lòng hồ đã ở mực nước chết. Đây là thời điểm, cán bộ công nhân viên của Chi nhánh Khai thác công trình thủy lợi thuộc Ban Quản lý và đầu tư xây dựng thủy lợi 3 tập trung kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng công trình.

Công trình thường xuyên được duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Lê Văn Kiên, Giám đốc chi nhánh Khai thác công trình thủy lợi Cửa Đạt cho hay, đây là một công trình đa mục đích, có ý nghĩa rất quan trọng đối với vùng hạ lưu sông Mã. Hồ có dung tích lớn, nếu để xẩy ra sự cố thì hàng triệu người dân vùng hạ lưu sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế, công tác tuần tra, phát hiện, duy tu bão dưỡng luôn được thực hiện nghiêm túc.

Hồ chứa nước Cửa Đạt có lưu vực trên 5,9 nghìn km2 trong đó có trên 4,9 nghìn km2 thuộc địa phận Lào, phần còn lại thuộc Nghệ An, Thanh Hoá. Lưu vực phía thượng lưu đập Hủa Na trên 5,3 nghìn km2, khu giữa 593 km2. Hồ có tác dụng cắt giảm lũ với tần suất 0,6%, tạo nguồn nước tưới ổn định cho 86.862ha đất canh tác; cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt với lưu lượng 7,715 m3/s; bổ sung nước mùa kiệt cho hạ du để đẩy mặn, cải tạo môi trường sinh thái.

“Chỉ cần phát hiện một sự cố, dù nhỏ nhất ở hồ Cửa Đạt chúng tôi đều báo cáo ngay với cấp trên để có phương án sửa chữa sớm nhất. An toàn hồ Cửa Đạt là an toàn cho hàng triệu người dân khu vực hạ lưu sông Mã” – ông Kiên cho biết.

Theo chân ông Kiên và các cán bộ phụ trách công tác kỹ thuật hồ Cửa Đạt, chúng tôi đi thăm 5 cửa xả. Một cán bộ ở đây cho biết, nếu xả cả 5 cửa với lưu lượng lớn nhất sẽ đạt 12.000 m3/s. Không chỉ mùa mưa lũ mà mùa khô, sự vận hành của các cửa xả phải luôn được đảm bảo. Vì thế, các cửa xả này luôn được ưu tiên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.

Những chi tiết nhỏ nhất cũng được kiểm tra thường xuyên. Ảnh: Võ Dũng.

“Các cửa xả phải luôn ở trong tư thế sẵn sàng vận hành chứ không thể đến mùa mưa mới kiểm tra, sửa chữa. Dù chỉ là một chi tiết nhỏ nhất phục vụ sự vận hành của công trình này đều được kiểm tra, đưa vào dữ liệu cập nhật. Ngay cả những chiếc ốc vít trong các cửa xả này cũng được bôi dầu mỡ thường xuyên để khi cần có thể vận hành, sửa chữa một cách nhanh nhất. Toàn chi nhánh hiện có 65 cán bộ, công nhân viên, tất cả đều được luân phiên túc trực tại công trình chính và các cụm đầu mối phụ để đảm bảo luôn trong tư thế sẵn sãng mọi phương án theo phương châm 4 tại chỗ khi có các sự cố, thiên tai xẩy ra ” – ông Kiên cho biết thêm.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm