| Hotline: 0983.970.780

Ấn tượng Đồng Nai: Sức sống mới Xuân Đường

Thứ Ba 09/09/2014 , 08:15 (GMT+7)

Chúng tôi về xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) đúng thời điểm xã vừa hoàn thành bàn giao hai nhà văn hóa ấp 1 và ấp 2 để phục vụ Chương trình xây dựng NTM./ Điểm sáng Hưng Lộc

TỰ NGUYỆN HIẾN ĐẤT

Ông Nguyễn Văn Thắng (ảnh), Phó ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã Xuân Đường, phấn khởi nói: "Đây là hai nhà văn hóa do người dân tự nguyện tham gia đóng góp cùng với chính quyền xã cố gắng xây dựng xong sớm để đưa vào phục vụ nhu cầu sinh hoạt của bà con. Hiện chúng tôi đang gấp rút cho thành lập ban quản lý hai nhà văn hóa này ngay trong năm nay để nhanh chóng vận hành đi vào hoạt động”.

12-23-37_nh-ong-nguyen-vn-thng-chu-tich-ubnd-x-xun-duong

Xuân Đường lồng ghép xây dựng NTM với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, đồng thời phát động thi đua “Toàn xã chung xức xây NTM” tại hai ấp thu hút được đông đảo cán bộ và người dân nhiệt tình tham gia.

Theo ông Thắng, xã có hai ấp 1 và 2, chiếm tới 60% nông dân làm công nhân cao su thuộc Nông trường cao su Cẩm Đường. Có hai bưng A và B nằm trong hai ấp này gồm khoảng 100 hộ dân chỉ SXNN, trước kia đời sống rất khó khăn.

12-23-37_nh-1
12-23-37_nh-2
Nhà văn hóa ấp, xã mới hoàn thành đi vào hoạt động ở xã Xuân Đường

Đặc biệt, bưng A, ấp 1 là một khu vực hẻo lánh, xa trung tâm xã, hàng chục năm qua việc đi lại của người dân vô cùng vất vả. Con đường vào bưng A, ấp 1 trước đây ngoằn ngoèo, khúc khuỷu chỉ dành cho xe "chuyên dụng” là máy cày, đến mùa mưa thì lầy lội, trơn trợt, còn mùa nắng thì bụi đỏ bay mịt mù.

Vậy nhưng đến nay con đường này đã là đường NTM được láng nhựa sạch, không chỉ xe gắn máy mà kể cả xe ô tô cũng chạy một mạch vào tới bưng A rất thuận tiện.

Ông Phạm Văn Phương, ngụ tại bưng A, vui mừng tâm sự: “Mừng nhất là bây giờ ra đường, giao thông thuận tiện, trường lớp của con em cũng hiện đại hơn trước, việc mua bán thuận tiện nên ai cũng thấy hài lòng. Đến nay con đường bưng A đã hoàn thành, thật không thể diễn đạt hết niềm vui của bà con chúng tôi”.

Theo ông Phương, ngay từ khi mới nghe xã vận động đóng góp tiền làm đường nông thôn, gia đình ông đã sẵn sàng hiến hàng trăm mét đất và góp thêm tiền. Nay niềm vui được nhân đôi khi vừa có đường, xã lại vận động bà con chung sức kéo đường điện hạ thế về nhà để phục vụ SX và đời sống.

Nhất là từ khi có đường, có điện, SX, chăn nuôi được thuận lợi hơn trước rất nhiều. Gia đình ông cũng đã “nâng cấp” đàn heo từ nuôi nhỏ lẻ chỉ chừng chục con nay thành trang trại có quy mô hàng trăm con nái và thịt.

Không chỉ ở bưng A, con đường vào bưng B của ấp 2 trước đây cũng là nỗi ám ảnh với người dân địa phương vì giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, khi bước vào xây dựng NTM, toàn bộ đường giao thông ở ấp 2 với 8 tuyến nhánh đã đồng loạt được thi công nâng cấp trải nhựa theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Từng hộ dân đồng thuận góp tiền tính theo diện tích nhà ở để đảm bảo sự công bằng và giúp đẩy nhanh tiến độ thi công đường giao thông.

Chúng tôi về đây nghe ai cũng nhắc tới gia đình chị Thái Thị Út, ngụ tại bưng B là một trong những hộ tiên phong hiến đất khoảng 1.000 m2 đang trồng sầu riêng, chôm chôm, măng cụt... để làm công trình đường điện hạ thế phục vụ cho hơn 30 hộ ở bưng B có điện sử dụng.

BĂN KHOĂN TIÊU CHÍ CHỢ

“Thu nhập bình quân đầu người của Xuân Đường trong năm 2013 đạt khoảng 31 triệu đồng; đến 6 tháng đầu năm 2014 đã đạt 35,2 triệu đồng/người. Mục tiêu cuối năm nay Xuân Đường sẽ hoàn thành xây dựng NTM nên chúng tôi đã họp Hội đồng nhân dân xin xóa quy hoạch chợ trong thời điểm này. Đồng thời cũng có văn bản trình lên cấp trên đề nghị không đánh giá tiêu chí chợ trong Chương trình NTM năm 2014 và sẽ bổ sung vào giai đoạn sau”, ông Nguyễn Văn Tứ, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Đường.

Xã Xuân Đường là một xã thuần nông, xuất phát điểm thấp, điều kiện kinh tế khó khăn vì đời sống của người dân chủ yếu dựa vào SXNN. Thời gian đầu xây dựng NTM, Xuân Đường tập trung ưu tiên chọn làm đường giao thông nông thôn và đường điện hạ thế làm khâu đột phá.

Tiếp chuyện chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Xuân Đường Nguyễn Văn Thắng, chia sẻ: “Cuối năm 2010, khi Xuân Đường được chọn làm xã điểm của huyện và tỉnh về xây dựng NTM, thực sự lúc đầu chúng tôi còn rất lúng túng, không hình dung ra phải làm như thế nào.

Khó khăn nhất là công tác vận động người dân cùng đóng góp thực hiện các chương trình xã hội hóa, vì có đến hơn 60% người dân Xuân Đường là công nhân nông trường cao su. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ rất tích cực của Huyện ủy và UBND huyện, lãnh đạo xã đã nhanh chóng bắt tay vào công việc và đạt được những thành quả ngoài sự mong đợi”.

Theo ông Thắng, đến nay Xuân Đường cơ bản đã hoàn thành 18/19 tiêu chí xây dựng NTM. Tuy nhiên, chỉ còn lại tiêu chí chợ nông thôn vẫn đang bị vướng chưa thực hiện được vì không phù hợp với điều kiện thực tế của xã.

Cụ thể, qua khảo sát chỉ có khoảng 30 sạp đăng ký kinh doanh tại chợ tạm, trong khi quy mô chợ theo chuẩn NTM phải đạt tối thiểu từ 200 đến 300 sạp (chợ loại 3). Do vậy, xã Xuân Đường đã đề nghị xin bỏ tiêu chí chợ này, hoặc cho điều chỉnh lại quy hoạch chợ phù hợp nhằm tránh gây lãng phí lớn vì không hiệu quả.

12-23-37_nh-5Khu chợ tạm sẽ được nâng cấp thành chợ dân sinh ở Xuân Đường

Ông Thắng nêu ví dụ thực tế, cách xã Xuân Đường không xa khu chợ và khu phố chợ Cẩm Mỹ mặc dù đã hoàn thành vào năm 2011 với tổng vốn hàng chục tỷ đồng nhưng đến nay vẫn đang bỏ hoang. Hay bên cạnh chợ, bến xe Cẩm Mỹ cũng được xây dựng hoành tráng nhưng nay chỉ để cho cỏ mọc... nuôi bò.

Để sắp xếp chợ đảm bảo cho nhu cầu của người dân cũng như phù hợp với điều kiện thực tế, xã đã giao cho HTX Dịch vụ nông nghiệp Xuân Đường đang đầu tư xây dựng chợ dân sinh và được người dân rất đồng tình ủng hộ. Dự kiến trong tháng 9 sẽ tổ chức di dời chợ tạm qua khu vực chợ dân sinh mới để ổn định tình hình kinh doanh và an toàn, trật tự xã hội.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm