| Hotline: 0983.970.780

Anh bán phi cơ chiến đấu cho Mỹ làm 'sắt vụn'

Thứ Năm 16/06/2011 , 09:46 (GMT+7)

Hàng chục máy bay phản lực lên thẳng Harrier sẽ được Anh bán cho thủy quân lục chiến Mỹ, với mức giá lỗ nặng so với khoản đầu tư.

Hàng chục máy bay phản lực lên thẳng Harrier sẽ được Anh bán cho thủy quân lục chiến Mỹ, với mức giá lỗ nặng so với khoản đầu tư.

Bộ Quốc phòng Anh hoàn tất thương vụ với Mỹ hôm thứ hai, Telegraph đưa tin, tức là đúng một ngày sau khi đô đốc Mark Stanhope, người đứng đầu hải quân hoàng gia Anh, khiến tất cả phải chú ý với tuyên bố các chiến đấu cơ Harrier sẽ giúp chiếc dịch không kích Libya hiệu quả hơn, nhanh hơn và ít tốn kém hơn.

Tất nhiên, các sĩ quan hải quân Anh không hài lòng với thương vụ này và mô tả nó giống như một sự lãng phí gây sốc. Cụ thể, Anh sẽ có được khoảng 34 triệu bảng từ việc bán 40 máy bay chiến đấu Harrier GR7 và GR9 cho Mỹ. Nhưng khoản tiền này chẳng đáng là bao nếu so với khoản đầu tư lên tới 1 tỷ bảng mà Anh đã bỏ ra cho loại máy bay hiện đại này suốt một thập kỷ qua.

Máy bay phản lực lên thẳng Harrier

Sự phí phạm còn ở chỗ thay vì tiếp tục tham gia các nhiệm vụ trên không, các máy bay phản lực lên thẳng Harrier sẽ bị tháo ra để trở thành các phụ tùng thay thế, dù vẫn còn 7 năm vòng đời sử dụng ở phía trước. Các động cơ và các kết cấu chính của máy bay như buồng lái hay nắp kính, sẽ được sử dụng như các thiết bị dự trữ cho các chiến đấu cơ của thủy quân lục chiến Mỹ.

Tuy nhiên, một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Anh cho hay việc bán các máy bay Harrier cho Mỹ với cái giá lỗ nặng không phải là một lựa chọn tồi, nếu xét theo quan điểm hợp tác về quốc phòng giữa hai nước.

Trong khi đó, đội máy bay phản lực lên thẳng Harrier AV8B của Mỹ dù đã cũ nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng trong vài năm tới, tức là lâu hơn so với dự kiến ban đầu. Nguyên nhân là vì mẫu máy bay phản lực lên thẳng Harrier nâng cấp nằm trong chương trình Joint Strike Fighter sẽ còn mất nhiều năm nữa mới có thể hoàn thiện.

Harrier là loại máy bay phản lực lên thẳng của Anh vốn rất thành công với các nhiệm vụ trước đây tại Afghanistan, đặc biệt là phiên bản GR9 với các động cơ mạnh mẽ của hãng Rolls Royce, hệ thống vũ khí mới, thiết bị định vị mục tiêu và các màn hình định vị gắn kèm mũ bảo hiểm của phi công. Khả năng cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng là một ưu điểm vượt trội của Harrier so với nhiều loại máy bay chiến đấu khác.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tử vong vì bị bạn nhậu đâm nhầm

Trong quá trình xô xát với người ở bàn bên cạnh, người đàn ông 51 tuổi vô tình đâm tử vong bạn nhậu của mình tại phố Cự Lộc, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm