| Hotline: 0983.970.780

[Ảnh]: Cận cảnh mẫu tàu điện Cát Linh - Hà Đông ngày đầu trưng bày

Thứ Năm 29/10/2015 , 14:57 (GMT+7)

Ngày đầu tiên trưng bày mẫu tàu điện Cát Linh - Hà Đông tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ (Hà Nội), hàng trăm người đã đến xem mô hình tàu đường sắt đô thị đầu tiên của thủ đô.


Sáng 29/10, mẫu tàu điện dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được trưng bày tại trung tâm triển lãm Giảng Võ để người dân và các chuyên gia có thể xem, đóng góp ý kiến
 

Buổi sáng đầu tiên, hàng nghìn người dân và chuyên gia ở khắp nơi đổ về xem cả trong và ngoài toa tàu mẫu. Toa tàu dài khoảng 20 m, có sức chứa hơn 300 người
 

Phần ghế ngồi làm bằng vật liệu composite, theo chỉ dẫn ghế này chủ yếu dành cho người già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Ông Phí Hồng ở Núi Trúc (Đống Đa) nhận xét, ghế ngồi tương đối rộng, tạo cảm giác thoải mái
 

Tay cầm trong toa tàu được bố trí cách nhau 30 cm, theo ông Chu Xuân Nhạn, kỹ sư đường sắt, chủ đầu tư nên bổ sung tay cầm để nhiều người có thể sử dụng vì phần ghế có hạn mà chỉ dành cho người già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực đường sắt, từng tham quan tàu điện của nhiều nước, ông Nhạn nhận xét: "Về cơ bản hình dáng, nội ngoại thất, màu sắc trang nhã cũng đáp ứng được, tuy nhiên phần vỏ tàu bằng thép không rỉ ở ngoài có quá nhiều chấm tròn, không đảm bảo mỹ quan, nên khắc phục"
 

Hệ thống điều hòa, thông gió trong tàu được thiết kế chính giữa nóc, giống tàu đường sắt truyền thống
 

Biển báo, hệ thống chỉ dẫn thoát hiểm ở các cửa được sơn màu xanh đồng bộ với màu sơn của đầu tàu
 

Phần cửa mở ra vào bên hông tàu được thiết kế khá rộng, gần 2 m, đầu khớp nối giữa các khe được nệm bằng cao su. Chính giữa cửa được dán các tấm chỉ dẫn để hành khách tiện theo dõi
 

Tại các cửa ra vào đều có bảng chỉ dẫn điện tử, khi đi đến nhà ga nào, các chấm đỏ điện tử sẽ chỉ đến điểm đó. Theo ông Nguyễn Kim Tân ở Chương Mỹ (Hà Nội), công nghệ này không mới nhưng áp dụng vào tuyến này sẽ giúp hành khách dễ theo dõi hơn, nhất là khách ở ngoại tỉnh
 

Bên hông toa tàu thiết kế bằng thép không rỉ, tuy nhiên có quá nhiều chấm tròn. Theo một số chuyên gia, tàu điện ở các nước tiên tiến, bề mặt bên ngoài họ gia công rất cẩn thận, phần lớn là nhẵn, không nhìn rõ các chấm tròn nổi lên. Nhà sản xuất nên tạo cho bề mặt nhẵn và thậm chí sơn màu xanh vào để cho đỡ lóa mắt
 

Phần máy, bánh tàu được thiết kế bằng thép, ống thép nhập khẩu từ Đức, máy được sản xuất từ Trung Quốc, nhiều bộ phận khác được nhập khẩu từ Nhật, Séc...
 

Buồng lái đầu toa tàu rộng khoảng 5 m2. Ghế lái được thiết kế phía góc phải của toa. Phần buồng lái được trang bị màn hình hiển thị điện tử, có đầy đủ bộ đàm, điện thoại...
 

Trong sáng nay, những người đến tham quan sẽ được phát một tờ giấy, trong đó có các câu hỏi liên quan đến hình dáng, màu sắc, kỹ thuật, nội ngoại thất, người dân sẽ đóng góp ý kiến và để vào một hòm phiếu
 

Đến gần trưa, số lượng người đến tham quan vẫn đông, lực lượng bảo vệ đứng ở đầu rào chắn để hướng dẫn và cho từng tốp vào trong tránh chen lấn. Theo ông Lê Văn Dương, Phó tổng giám đốc Ban quản lý dự án Cát Linh - Hà Đông, việc trưng bày sẽ diễn ra đến 30/11, sau khi tiếp nhận ý kiến của người dân và chuyên gia, Ban quản lý dự án sẽ tổng hợp và đưa ra mẫu tàu cuối cùng. Ngoài việc tham gia góp ý trực tiếp tại đây, người dân có thể gửi ý kiến lên trang web của Bộ giao thông Vận tải.

Theo tiến độ của Bộ Giao thông, 30/5/2016 dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành phần thô và 30/6/2016 sẽ hoàn tất xây lắp để khai thác thử.

 

VnExpress

Xem thêm
Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác IUU

Mục đích của Chương trình hành động là xác định chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.