| Hotline: 0983.970.780

Anh chị tố em "nhốt" mẹ

Thứ Tư 16/11/2011 , 10:08 (GMT+7)

Những ngày gần đây, nhiều người dân phường Hiệp Thành, Q.12 (TP.HCM) đã tận mắt chứng kiến cảnh bà Trương Thị Loan (SN 1933) bị chính người con trai thứ 3 của mình “nhốt” trong nhà một mình suốt ngày.

Những ngày gần đây, nhiều người dân phường Hiệp Thành, Q.12 (TP.HCM) đã tận mắt chứng kiến cảnh bà Trương Thị Loan (SN 1933) bị chính người con trai thứ 3 của mình “nhốt” trong nhà một mình suốt ngày.

CHĂM SÓC MẸ QUA SONG SẮT

Theo địa chỉ, chúng tôi tìm đến số nhà D8, Hải Âu, Cư xá Savimex, phường Hiệp Thành, Q.12, đúng lúc gặp anh Nguyễn Chiến Thắng và chị Nguyễn Ngọc Hạnh (là con trai cả và con gái thứ hai của bà Loan) đang đút cơm cho mẹ mình ăn bữa trưa qua khe song cửa sắt. Chứng kiến cảnh này ai cũng xót xa, có người không cầm được nước mắt.

Chị Hạnh ấm ức tâm sự trong nước mắt: "Mẹ của chúng tôi đã già yếu còn bị bệnh trong người thế mà phải chịu cảnh con trai "giam nhốt" bỏ đói thế này đấy. Mặc dù thương mẹ lắm nhưng anh em tôi cũng đành chịu, chẳng làm thế nào để cứu mẹ mình ra khỏi nhà để chăm sóc chu đáo được”.

Theo lời chị Hạnh, mẹ chị năm nay đã ngót 80 tuổi, đang ở với người con trai thứ 3 tên là Nguyễn Vũ Trụ (SN 1958, chưa lập gia đình). Bà Loan hiện rất yếu vì vừa bị cao huyết áp, tiểu đường, giờ còn mắc chứng bệnh rối loạn trí nhớ; tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn đến mức bà không còn phân biệt được mọi sinh hoạt cá nhân hàng ngày nữa.

Dẫn chúng tôi sang thăm ông Nguyễn Quốc Trinh (80 tuổi, chồng bà Loan) đang ở riêng tại nhà số C28, Cư xá Savimex, KP2, phường Hiệp Thành, anh Thắng buồn bã tâm sự: “Gia đình tôi có 4 anh chị em (2 trai, 2 gái), đến nay chỉ còn chú Trụ chưa chịu lấy vợ. Mặc dù đã lớn tuổi lắm rồi nhưng nhiều năm qua, chú ấy vẫn có thói quen ngủ chung với mẹ. Việc tế nhị gia đình đã khuyên nhủ nhiều lần nhưng chẳng được".

 Theo lời anh Thắng, năm 1991, anh Trụ chuyển vào làm việc ở Sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM. Vì thương con, ông Trinh đã quyết định bán hết cửa hàng điện máy ở Hà Nội, dồn được gần 10 cây vàng đưa cho bà Loan theo con trai vào ở TP.HCM để sau này lo chuyện cưới vợ cho con.

Đến năm 2001, ông Trinh cũng vào Sài Gòn dưỡng bệnh tai biến mạch máu não rồi về ở cùng vợ và con trai ở số 72-74/4B Lê Văn Khương, phường Tân Thới Hiệp, Q.12. Tuy nhiên, ông Trinh bắt đầu để ý biết chuyện con trai mình thường đi công tác đến cuối tuần mới về, nhưng cứ đến tối anh Trụ lại chui vào ngủ chung giường với mẹ (mặc dù nhà rộng có nhiều phòng). Chuyện tế nhị, ông Trinh thấy lạ và khó hiểu, nhiều lần đã khuyên bảo con trai, thậm chí còn mua cả giường mới cho con ngủ riêng nhưng anh Trụ cũng vẫn không chịu.

GIÀNH QUYỀN NUÔI MẸ

Theo lời ông Nguyễn Quốc Trinh thì năm 2002, vợ chồng ông theo anh Trụ dời về sống tại Cư xá Savimex, phường Hiệp Thành, Q.12. Hai năm sau, anh Trụ lại mua thêm căn nhà số D8 (cùng trong khu Cư xá Savimex) và tiếp tục chuyển về đây ở, nhưng tính khí của Trụ rất thất thường, không chịu nghe lời ai.

"Khi nhận được đơn thư của bà Hạnh và ông Thắng tố cáo hành vi “giam nhốt” mẹ ruột trong nhà của ông Trụ, chính quyền đã cử cán bộ xuống xác minh thông tin, đúng là có việc bà Loan ở trong nhà con trai một mình cả ngày không có ai chăm sóc. Chúng tôi cũng đang vận động gia đình ông Trụ nên điều chỉnh việc chăm sóc nuôi mẹ sao cho hợp lý nhất", bà Đỗ Hữu Thảo Thư, Phó chủ tịch UBND phường Hiệp Thành.

Do bất đồng với con trai, ông Trinh đã bỏ về căn nhà cũ (số C28, Cư xá Savimex) ở một mình nhưng anh Trụ cũng chẳng có ý kiến gì, còn vợ ông (bà Loan) vẫn ở cùng với anh Trụ. Quá buồn bã thất vọng, ông Trinh đã viết đơn ra tòa ly hôn với vợ ở độ tuổi thất thập và được các con ông cũng đồng tình.

Chị Hạnh bức xúc nói: “Cũng may chúng tôi biết chuyện sớm nên thường xuyên ghé đến chăm sóc chứ “mẹ già như chuối chín cây” mà còn bị giam nhốt suốt ngày thế này thì “đi” lúc nào cũng chẳng lường trước được". Chị Hạnh cho biết, mới đây chị đưa cô em gái tên Phương (nhà ở Hà Nội) muốn đến tranh thủ thăm mẹ một chút rồi phải về ngay, nhưng anh Trụ viện lý do không cho gặp trực tiếp mẹ.

Nhiều người dân ở khu Cư xá Savimex cũng xác nhận, hàng ngày anh Trụ thường đi làm từ rất sớm và để mẹ già ở trong nhà một mình khóa cửa ngoài. Trước kia, anh Trụ có thuê người giúp việc nhưng gần đây người này đã xin nghỉ vì thấy gia đình chủ lục đục cãi cọ nhau thường xuyên. Sau đó, anh Trụ có giao chìa khóa nhà cho bà Tâm hàng xóm gần đó, nhờ đến bữa nấu cơm bưng sang để bà cụ ăn.

Tuy nhiên, mấy ngày gần đây bà Tâm cũng đã từ chối không giúp nữa, phần vì bận công việc nhà, phần thấy chị Hạnh (con gái bà Loan) mới chuyển vào Sài Gòn cũng ở gần đây. Tuy nhiên, những ngày qua, chị Hạnh và anh Thắng chỉ biết đến thăm nom và chăm sóc mẹ già qua...song cửa sắt như vậy.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm