| Hotline: 0983.970.780

Anh thợ xây số đỏ

Thứ Bảy 29/12/2018 , 15:50 (GMT+7)

Thấy Hà tuyên bố đã yêu Mạnh, anh chàng thợ xây đã tham gia xây dựng ngôi biệt thự của gia đình mình, thì cả bố mẹ, anh trai cho đến họ hàng và bạn bè thân thiết, không ai không bị bất ngờ. Có người thậm chí còn choáng váng “như tự nhiên bị ai đó đẩy ngã ngửa ra” vậy.

Bởi tuy mới 26 tuổi, nhưng Hà đã là trưởng phòng tín dụng của một ngân hàng lớn, thu nhập hàng tháng, cả lương và thưởng đều vào loại “khủng”, lại xinh đẹp, xung quanh có không ít thiếu gia bao vây, theo đuổi.

Còn Mạnh, tuy có mẽ bề ngoài rất đẹp trai, phong độ, nhưng chỉ là một gã thợ xây, với mức tiền công mỗi ngày vài ba trăm ngàn bạc, không hề qua bất cứ trường lớp nào, công việc lại không ổn định, tháng nào kiếm được công trình, chủ thầu “ới” thì có việc, không thì nằm khểnh. Vì thế Mạnh nghèo rớt mùng tơi, đến cái xe máy đi làm hàng ngày trông cũng vô cùng cà khổ... Bố mẹ cô rền rĩ:

- Con ới, đường quang không đi, sao mày lại đâm quàng đường rậm. Mày lấy nó, thôi thì cái chuyện thu nhập, không ai nói làm gì. Nhưng mà còn chênh lệch về kiến thức, về trình độ, nói như các cụ là “Bây giờ chồng thấp vợ cao/ Như đôi đũa lệch, so sao cho bằng” thì làm sao hở con?

- Tình yêu, cốt ở cái sự chân thành. Đã chân thành với nhau thì “một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng” được hết, bố ạ.

- Biết là nó có yêu mày chân thành không hở con.

- Điều đó thì tự con biết, bố ạ. Thôi, cuộc đời con, bố cứ để con quyết định, đói no, rách lành con chịu. Với lại, bây giờ con đã mang trong mình giọt máu của anh ấy, đã rồi được hai tháng, như ván đã đóng thuyền rồi...

Nghe vậy, bố mẹ Hà cơ hồ ngất đi. Bố cô đành xuôi tay:

- Thôi, giời không chịu đất thì đất đành phải chịu giời. Cá không ăn muối, sau này có thành cá ươn thì mày chịu.

Một đám cưới được tổ chức, tuy vội vã nhưng không kém phần hoành tráng. Kinh phí hoàn toàn do nhà gái bỏ ra. Đến món tiền chụp ảnh cưới, Mạnh cũng không có. Mặc kệ, Hà chẳng hề quan tâm, cô đang say trong men hạnh phúc...

Với thu nhập của mình, Hà đủ tiền thuê một căn hộ với giá 15 triệu đồng một tháng, đủ cho một đôi vợ chồng mới cưới sống thoải mái. Bằng số tiền dành dụm, Hà còn mua cho Mạnh một chiếc xe S.H cáu cạnh. Cô bảo chồng:

- Anh hãy bỏ cái nghề thợ xây đó đi. Không phải em khinh công việc tay chân. Nhưng làm công việc đó không có tương lai. Anh hãy theo học một lớp cao đẳng kế toán. Em đã lo mọi thủ tục nhập trường cho anh rồi.

Nghe lời vợ, Mạnh giã từ nghề thợ xây, lao vào học tập. Ban ngày lên lớp, có điều gì không hiểu, tối về lại nhờ vợ giảng giải. Vốn là một kế toán viên xuất sắc, Hà đã giải quyết mọi khúc mắc cho chồng không mấy khó khăn.

Khi Mạnh vào trường được mấy tháng thì con trai đầu lòng của họ ra đời. Bàn bạc mãi, vợ chồng quyết định lấy tên của mẹ làm tên con, đệm bằng tên của bố, là Đỗ Mạnh Hà. Và khi con trai được 3 tuổi thì Mạnh tốt nghiệp với kết quả loại giỏi. Nhờ mối quan hệ của mình, Hà đã xin cho chồng một chân kế toán ở một doanh nghiệp lớn, thường vẫn làm việc với mình về chuyện vay vốn của ngân hàng.

Chồng có việc rồi, nhưng Hà vẫn không yên tâm, vẫn hỏi han lãnh đạo doanh nghiệp đó về chồng mình. Vị tổng giám đốc cười:

- Lang quân của cô làm việc tốt lắm. Hạt giống quý của công ty đấy. Cứ đà này, cậu ấy sẽ còn đảm đương được nhiều công việc lớn hơn. Yên tâm đi, để tôi quản cho.

Có công việc ổn định, Mạnh tiếp tục theo học một khóa đại học tại chức tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, và khi bé Đỗ Mạnh Hà được 5 tuổi thì Mạnh trở thành phó phòng kế toán của doanh nghiệp. Ngày anh nhận chức, Hà bảo chồng:

- Từ một anh chàng thợ xây, anh trở thành phó phòng của một doanh nghiệp lớn. Việc đó có một phần công sức của em. Anh định trả ơn em bằng gì nào?

- Yên tâm. Tối nay anh sẽ trả công.

Đêm hôm ấy, Hà thụ thai đứa con thứ hai, và khi bé gái Đỗ Yến Minh được tròn một tuổi, thì Mạnh trở thành trưởng phòng.

Bây giờ, khi Hà bước vào tuổi 40, trở thành phó giám đốc của ngân hàng được 2 năm, bé Đỗ Mạnh Hà đã vào lớp 8, còn bé Yến Minh lớp 3, thì Mạnh cũng trở thành phó giám đốc công ty. Ngày anh nhận quyết định, cả nhà quyết định đi du lịch sang Singapore một chuyến. Hết chuyến đi, cả nhà quay về nhà ông bà nội. Bố Mạnh ôm lấy hai cháu, còn mẹ anh thì cầm tay Hà, nghẹn ngào:

- Nhờ có con mà thằng Mạnh nhà này đổi đời. Đời này kiếp này bố mẹ luôn luôn biết ơn con.

Từ nhà nội, cả nhà sang nhà ngoại. Mạnh quỳ trước bố mẹ vợ:

- Con cảm ơn bố mẹ. Bố mẹ đã cho con một người vợ tuyệt vời. Nhờ cô ấy mà con thoát kiếp thợ xây, trở thành người như ngày nay.

- Bố mẹ có công gì đâu. Tất cả là nhờ con Hà nó có con mắt tinh đời.

(Kiến thức gia đình số 52)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm