| Hotline: 0983.970.780

Áp lực

Thứ Năm 06/06/2013 , 10:26 (GMT+7)

Chị vẫn không tin dù đó là sự thật. Bên nội bên ngoại vợ chồng chị có ai bị bệnh tâm thần đâu mà con gái chị bị. Nghe bác sỹ giảng giải, chị mới ớ người ra.

Chị vẫn không tin dù đó là sự thật. Bên nội bên ngoại vợ chồng chị có ai bị bệnh tâm thần đâu mà con gái chị bị. Nghe bác sỹ giảng giải, chị mới ớ người ra.

Con đỗ vào THPT quốc lập, chị mừng lắm. Bao nhiêu tình thương, chị dồn hết cho con. Không chỉ cho con học thêm ở trường, chị còn gửi gắm ở những thầy cô dạy trường chuyên. Sáng học chính khóa. Chiều học thêm ở trường. Tối học thêm ở nhiều nơi khác.

Thế là cô con gái như đèn cù. Có nhiều buổi chiều, vừa rời học ở trường, con gái chị lại vội đạp xe đến học ở nơi xa nhà 3 cây số. Thế nên, ngày nào cũng khuya mới ăn bữa tối.

Vì đi suốt ngày, không có thời gian 'tiêu hóa" kiến thức trên lớp nên kết quả học hành của con chị lẹt đẹt. Thi học kỳ 1, biết con không đạt học sinh tiên tiến, vừa về đến nhà, chị đã quát tháo, mắng mỏ. Giữa học kỳ 2, khi biết kết quả thi thử của con đứng thứ 567/700 thí sinh của trường, chị đay nghiến, nhiếc móc con không tiếc lời:

- Chúng tao đã nhịn thèm nhịn nhạt đủ thứ cho mày ăn học, thế mà kết quả thế này đây. Mày báo hiếu thế đấy. Họp phụ huynh, cô giáo đưa tờ kết quả, tao chỉ muốn độn thổ. Học thế nào thì học, đỗ tốt nghiệp là đương nhiên, cái chính là phải đỗ đại học. Không thì đừng nhìn mặt tao!

Từ hôm ấy, ngày nào con đi học thêm về, chị cũng ép học đến nửa đêm mới cho đi ngủ. Bữa cơm chị lại tranh thủ "lên dây cót" bằng những lời thuyết giáo dài dòng căng như dây đàn:

- Chỉ ăn với học mà không thành. Con người ta thì giỏi giang, còn mày thì ăn hại. Học tử tế thì ấm vào thân. Không đỗ đại học thì về quê làm ruộng với bà nội mày!

Còn mỗi tối thứ 7 không học môn gì, chị lại thuê gia sư đến kèm toán cho con. Thế là lịch học kín đặc. Khi gia sư về, bao giờ chị cũng trao đổi về tình hình học của con. Nghe nói con hổng kiến thức quá nhiều, chị lại lồng lộn lên với bài ca rủa ráy.

Từng là một cô bé hoạt bát, nhí nhảnh, hay hát, hay cười, con chị ngày một ít nói, gương mặt lúc nào cũng đờ đẫn. Trước đây, cô bé hay ôm cổ mẹ chuyện trò, nhưng từ khi bị ép học hành, thường xuyên bị giao trách nhiệm "phải đỗ đại học", thường xuyên bị mắng mỏ, cô bé gần như trành mặt mẹ, cứ đi về lầm lũi như cái bóng.

 Có hôm nhìn thấy con ngủ gục bên bàn, dòng nước mắt còn đọng trên khóe mắt, chị thấy mủi lòng. Nhưng chị lại nghĩ: "Mình làm thế chỉ vì muốn con nên người. không đỗ đại học thì làm gì?".

Lực học của Giang lại tỷ lệ nghịch với thời gian học thêm. Bao nhiêu kỳ vọng chuyển thành thất vọng khi kết quả thi hết năm của con chỉ đạt trung bình yếu. Nhất là những môn thuộc khối A1 và khối D con chị định thi.

Những ngày sau đó, bạn bè, thầy cô thấy con chị ngơ ngơ ngẩn ngẩn, nói năng linh tinh không đầu không cuối, thỉnh thoảng lại cười ngặt nghẽo một mình. Có khi trong giờ học lại ngủ ly bì. Những ngày đầu, Giang bị cô giáo mắng. Sau đó, thấy Giang có những biểu hiện không bình thường, cô gặp riêng và phát hiện học trò có dấu hiệu bị bệnh.

Khi cô giáo trao đổi, lúc đầu chị không tin. Nhưng rồi, chị lặng lẽ để ý và thấy con không bình thường thật. Chị vội đưa con đi khám và con chị phải chữa trị ở bệnh viện tâm thần. Chị xót xa khi nghe bác sỹ kết luận: Con chị bị rối loạn hành vi từng cơn.

Ngày thi cận kề, con chị chắc phải nghỉ sang năm thi lại. Giờ chị chỉ mong con khỏi bệnh. Nhìn con nói những câu bâng quơ vô nghĩa, lòng chị như xát muối. Chị ân hận nhận ra rằng: Tác nhân của cách giáo dục của chị là nguyên nhân gây khủng hoảng tâm lý của con.

Chỉ vì muốn thực hiện giấc mơ con vào đại học, vì sĩ diện của gia đình mà tạo cho con áp lực nặng nề, đẩy con đến bệnh tật. Chị ân hận thốt lên: Con ơi! Hãy tha thứ cho mẹ! Tại mẹ tất cả!

Kỳ vọng cao nên thất vọng lớn. Hy vọng đó sẽ là bài học cho các bậc phụ huynh khi mùa thi cử đến, nhất là các bậc cha mẹ có con sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi Đại học - Cao đẳng.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm