| Hotline: 0983.970.780

Áp thấp sắp thành bão, mưa rất to từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi

Chủ Nhật 01/09/2019 , 09:21 (GMT+7)

Một áp thấp nhiệt đới ở phía Đông quần đảo Hoàng Sa đã hình thành với sức gió giật cấp 9 đang di chuyển theo hướng Tây, có khả năng mạnh lên thành bão.

Đường đi của áp thấp nhiệt đới mới hình thành ở phía đông quần đảo Trường Sa.

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng ngày 1/9, vị trí áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở 19,1 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, sức gió mạnh nhất mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Dự báo, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm trên biển Đông từ phía Đông kinh tuyến 111,0 độ Kinh Đông; phía Bắc vĩ tuyến 17,0 độ Vĩ Bắc (vùng nguy hiểm được điều chỉnh trong các bản tin dự báo). Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Trung Bộ nên trong ngày và đêm nay, ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, một số nơi như: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa rất to (lượng mưa 70-150mm/24 giờ).

Đặc biệt từ ngày 2-6/9, ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa phổ biến 300-500mm/đợt).

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập lụt ở vùng trũng tại các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Nguy cơ ngập lụt cao tại các huyện/thành phố: TP. Hạ Long, TP. Cẩm Phả, Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh), TP. Hòa Bình, TP. Hà Nội, TP. Hưng Yên, TP. Thái Bình, TP. Nam Định.

Để chủ động ứng phó với ATNĐ có thể mạnh lên thành bão và mưa lớn trên diện rộng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ sau:

Đối với Ban chỉ huy PCTT&TKCN các địa phương, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ trên tuyến biển, thông tin đến các thuyền trưởng, chủ phương tiện hoạt động trên biển để chủ động thoát ra hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm.

Tổ chức kiểm đếm tàu thuyền, hướng dẫn neo đậu tại bến; đảm bảo an toàn người, phương tiện tại nơi tránh trú và khách du lịch trên trên các đảo.

Căn cứ diễn biến của ATNĐ và tình hình cụ thể tại địa phương, thực hiện việc cấm biển và thông báo hoạt động trở lại theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn phù hợp với các quy định hiện hành có liên quan.

Đối với khu vực ven biển, đồng bằng và đô thị, theo dõi chặt chẽ diễn biến ATNĐ; thông tin kịp thời đến chính quyền, người dân để chủ động phòng, tránh, nhất là khu vực đô thị, vùng trũng thấp ven biển, sông; dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết để chủ động ứng phó.

Đối với khu vực trung du và miền núi, tập trung khắc phục sự cố, hư hỏng ở các công trình hồ đập, kênh mương, cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng mưa lũ của bão số 4 vừa qua. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường phải cho chính quyền và người dân kịp thời xử lý hoặc di dời, sơ tán dân đến nơi an toàn, đặc biệt là tại các khu vực đã bị ảnh hưởng của mưa lũ sau bão số 4 vừa qua.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Quy tụ 66.000 chậu sen để tổ chức lễ hội sen Đồng Tháp 2024

Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 thu hút 66.000 chậu sen, với 57 giống sen được sắp xếp, bố trí đẹp mắt sẽ tạo nên không gian trải nghiệm thú vị.

Bình luận mới nhất