| Hotline: 0983.970.780

Australia: Ngành hàng không dân dụng không nên tránh Biển Đông

Thứ Hai 22/02/2016 , 09:52 (GMT+7)

Ngoại trưởng Julie Bishop tuyên bố các chuyến bay thương mại nên tiếp tục lộ trình qua Biển Đông bất chấp nguy cơ xảy ra trường hợp “tính nhầm” từ phía Trung Quốc.

Theo Đài RFI, sau khi một chuyên gia Australia cảnh báo “kịch bản MH17” vì dàn tên lửa Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop nhận định nguy cơ này có thật, song cho rằng ngành hàng không dân dụng của Australia và quốc tế không nên tránh Biển Đông.

Trả lời phỏng vấn Đài ABC của Australia hôm 20/2, sau chuyến công du Trung Quốc, Ngoại trưởng Julie Bishop tuyên bố các chuyến bay thương mại nên tiếp tục lộ trình qua Biển Đông bất chấp nguy cơ xảy ra trường hợp “tính nhầm” từ phía Trung Quốc.

Tin Bắc Kinh đưa tên lửa địa đối không ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam gây bất bình cho các nước trong khu vực châu Á như Việt Nam, Nhật Bản cũng như Australia và Mỹ.

Ngoại trưởng Australia đã nêu vấn đề Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông trong chuyến thăm Bắc Kinh tuần qua, nhưng phía Trung Quốc giữ thái độ mập mờ, không xác nhận cũng không phủ nhận có đưa tên lửa ra đảo Phú Lâm hay không.

Được hỏi về lập trường của Canberra, Ngoại trưởng Australia cho biết Biển Đông là tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch không chỉ đối với riêng thương mại Australia mà cũng là quyền lợi của nhiều nước khác. Do vậy, nếu Trung Quốc bố trí tên lửa tại đây thì sẽ có nguy cơ bắn nhầm vào máy bay dân sự.

Tuy nhiên, theo bà, không phải vì thế mà tránh Biển Đông, các máy bay dân sự và thương thuyền nên tiếp tục​ hoạt động như bình thường vì Bắc Kinh tuyên bố “không quân sự hóa."

Trước đó hôm 19/2, báo Sydney Morning Herald đăng ý kiến của Giám đốc điều hành Viện Chính sách Chiến lược Australia Peter Jenning nhấn mạnh hiểm họa của tên lửa Trung Quốc tại Hoàng Sa có thể gây ra một vụ MH17.

Ông ám chỉ chiếc máy bay Malaysia bị bắn rơi trên vùng xung đột ở miền Đông Ukraine vào tháng 7/2014 làm toàn thể hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng, trong số nạn nhân có 36 công dân Australia.

Vietnam+

Xem thêm
Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

4 xe đầu kéo bốc cháy trong bãi

BÌNH ĐỊNH 4 xe đầu kéo đang đậu tại bãi xe nằm trên đường Điện Biên Phủ (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) bất ngờ bị cháy rụi gây thiệt hại hàng tỷ đồng.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm