| Hotline: 0983.970.780

Axit béo Omega-3 ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch

Thứ Năm 04/09/2008 , 08:00 (GMT+7)

Chính khẩu phần ăn giầu acid béo omega-3 là một trong các yếu tố giúp hạ thấp tỷ lệ bệnh tim mạch.

Cá là một trong những thực phẩm rất giàu axit béo omega-3

Theo một nghiên cứu của  Hoa Kỳ thì những người đàn ông Nhật sống ở Nhật có mức acid béo omega-3 trong máu cao hơn hai lần so với những người đàn ông gốc Nhật nhưng sống ở Mỹ và do vậy tỷ lệ mắc bệnh xơ vữa động mạch (altheroslerosis) của họ cũng thấp hơn (bản tin của Reuter ra ngày 28/7/2008).

Xơ vữa động mạch là sự hình thành những lớp vữa bên trong thành mạch. Theo với thời gian, lớp vữa này dày và cứng lên làm cho lòng mạch hẹp lại, dẫn đến những bệnh về tim mạch như huyết áp, tắc nghẽn động mạch và đột quỵ.

Tỷ lệ chết do bệnh tim mạch ở Nhật thấp một cách lạ lùng. Các nhà khoa học nhận thấy rằng đó là do người Nhật ăn nhiều cá trong suốt cuộc đời của họ. Trung bình, một người Nhật ăn 85 g cá mỗi ngày trong khi một người Mỹ chỉ ăn có 2 bữa cá mỗi tuần. Lượng acid béo omega-3 mà người Nhật thu nhận từ cá mỗi ngày là 1,3 g trong khi người Mỹ thu nhận thấp hơn 6 lần (0,2 g).

Những nghiên cứu gần đây của Sekikawa đã nhận thấy ở những người đàn ông Nhật, lượng cholesterol lắng đọng và bồi đắp trên thành mạch hàng ngày khá thấp, mặc dù hàm lượng cholesterol máu và huyết áp đọc trên máy đo thì giống như người Mỹ.

Người ta không biết liệu người Nhật có những gen đặc biệt bảo vệ họ chống lại bệnh tim mạch hay chỉ do họ ăn khẩu phần nhiều cá hoặc do những yếu tố nào khác.

Một nghiên cứu tiến hành trên 868 người đàn ông có tuổi từ 40 đến 49. Trong số này có 281 người Nhật đến từ Kusatsu ở Nhật; 306 người Mỹ đến từ Allegheny County thuộc bang Pennsylvania của Hoa kỳ và 281 người Mỹ gốc Nhật thuộc thế hệ thứ ba hoặc thứ tư đến từ Honolulu, Hawaii.

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng những người Mỹ hay người Mỹ gốc Nhật đều có tỷ lệ bệnh xơ vữa động mạch giống nhau và tỷ lệ mắc bệnh này của họ đều cao hơn những người Nhật sống ở Nhật.

Từ nghiên cứu này các nhà khoa học kết luận rằng tỷ lệ bệnh tim mạch thấp của những người Nhật sống ở Nhật không phải là do các yếu tố di truyền. Chính khẩu phần ăn giầu acid béo omega-3 là một trong các yếu tố giúp hạ thấp tỷ lệ bệnh tim mạch của những người Nhật.

Như vậy cần lựa chọn một chế độ ăn giầu acid beo omeg-3. Acid béo omega-3 (bao gồm alpha-linolenic acid, EPA và DHA) có nhiều trong cá và dầu cá. Alpha-linolenic acid (viết tắt là ALA) cũng có nhiều trong dầu hạt lanh và có thể chuyển thành EPA và DHA trong cơ thể động vật, tuy nhiên tỷ lệ chuyển rất thấp; ngay khi ăn một lượng lớn ALA thì chúng chuyển thành EPA hay DHA cũng không nhiều. Như vậy sử dụng ALA từ cá hay từ nguồn thức ăn động vật vẫn tốt hơn ALA từ nguồn thức ăn thực vật.

Cũng cần chú ý giảm lượng acid béo omega-6, acid béo này có nhiều trong mỡ động vật như mỡ lợn, mỡ bò, mỡ gà và trong dầu thực vật. Cần phải đảm bảo tỷ lệ omega-6/omega-3 trong khẩu phần ở phạm vi từ 1/1 đến 3/1.

Ngày nay khoa học đã chứng minh rằng tỷ lệ omega-6/omega-3 trong khẩu phần cao (chế độ ăn của các nước phương tây có tỷ lệ omega-6/omega-3 là 20/1) là một trong những nguyên nhân gây bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì và gây một số bệnh ung thư.

Người Nhật còn có tuổi thọ cao nhất thế giới (83 tuổi so với 78 tuổi ở người Mỹ), mặc dù sức ép công việc rất lớn (người Nhật có một từ kêu là "karoshi" để diễn đạt cái chết do làm việc quá căng thẳng). Giải thích về tuổi thọ cao của người Nhật, tiến sĩ Mercola cho rằng ngoài chế độ ăn nhiều cá (giầu acid béo omega-3) người Nhật còn:

- Ăn nhiều thức ăn lên men như miso, tempeh, natto, đó là những thực phẩm từ đậu tương lên men. Món natto rất giầu vitamin K2 và giầu vi khuẩn có lợi bacillus subtilis.

- Uống trà xanh hàng ngày; trà xanh matcha có chất lượng nổi tiếng, rất giầu các chất chống oxy hoá giúp bảo vệ cơ thể chống bệnh tim mạch, ung thư và Alzheimer.

- Ngủ trưa hoặc tranh thủ những giấc ngủ ngắn giấc trong quá trình làm việc (nước Nhật có những phòng ngủ gọi là "napping salon" khắp mọi nơi).

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm