| Hotline: 0983.970.780

Ba cảnh đời lay lắt

Thứ Sáu 04/03/2016 , 06:35 (GMT+7)

Một người đàn ông 64 tuổi bị lao phổi mất khả năng lao động, một cụ già 94 tuổi không còn khả năng nghe, nhìn đang sống qua ngày dựa vào sức lao động yếu ớt của người phụ nữ 62 tuổi.

Đó là hoàn cảnh gia đình ông Nguyễn Văn Lý, thôn Giếng Cốc, xã Hạ Bằng (huyện Thạch Thất, Hà Nội).

Ở xã Hạ Bằng, gia đình ông Lý thuộc diện “nổi tiếng” khó khăn. Cả gia đình có 3 người đều thuộc diện ốm yếu, bệnh tật, sống lay lắt dựa vào nhau.

Hình ảnh đầu tiên của chúng tôi nhìn thấy khi vào nhà ông Lý là 3 người già đang rét run ngồi huơ tay lên bếp lửa. Thấy có khách, ông Lý dìu cụ bà đi ra cửa rồi chào thều thào trong tiếng ho. 64 tuổi nhưng ông Lý trông già như người đã ở tuổi 80. Mắt nhìn, miệng nói, đi lại không được linh hoạt. Khổ thêm, đến nay, ông không nhai cơm được nữa mà phải ăn cháo.

Được biết sức khỏe của ông Lý yếu từ khi còn trẻ, gia đình lại nghèo, không có nghề nghiệp ổn định, chỉ đi nhặt đồng nát kiếm sống. Vì thế, cuộc sống khó khăn triền miên.

“Một ngày được 20, 30 nghìn thì không đủ ăn chứ nói gì có của ăn của để hả cô, nên nghèo cứ nghèo mãi. Ngôi nhà này được xây từ tiền đền bù thu hồi đất sắn của Nhà nước đấy”, ông Lý nói sau khi dứt một cơn ho dữ dội.

Vì lao lực nên ông Lý có dấu hiệu bị lao phổi nhưng không có tiền nhập viện, cũng không thuốc thang. Trước Tết vừa rồi yếu quá nên ông phải vào viện khám, nhưng được một ngày lại về vì không có tiền. “Tiền ăn không có thì làm gì có tiền đi viện, tiền uống thuốc. Tôi cứ về sống cho qua ngày thôi”.

Ông Lý kể, ông có hai người con, một trai, một gái. Nhà nghèo nên không có điều kiện học hành, hai người con của ông đều phải đi làm thuê. Ba năm trước, con gái lấy chồng xa, cuộc sống cũng chật vật chạy từng bữa ăn. Năm ngoái, ông vay mượn ít tiền làm lễ cưới có lệ cho con trai rồi cho ra ở riêng, quanh quẩn với mấy sào ruộng. “Chúng nó khổ lắm, còn con còn cái nữa nên cũng không giúp được cho bố mẹ”, ông Lý buồn rầu nói.

“Trong thôn này, gia đình ông Lý là khó khăn nhất, bệnh tật cả nhà mà tiền thuốc tiền thang không có. Thi thoảng tôi cũng cho bát gạo, bó rau”, bà Nguyễn Thị Lịch, hàng xóm nhà ông Lý cho biết.

Từng là chỗ dựa, là người trụ cột nuôi sống gia đình dù không được đủ đầy, nay ông Lý phải để vợ thay thế vị trí ấy. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Chút, vợ ông, sức khỏe cũng không tốt. Bà chỉ làm được những việc lặt vặt, nuôi một vài con gà, dán vàng mã mang ra chợ bán, nhưng giá bọt bèo, 100 cái mới được 1.000 đồng. Nhà có hơn 3 sào ruộng, nhưng năng suất lúa kém lại thêm không có người chăm sóc nên thu nhập chẳng đáng bao nhiêu.

“Nhìn bà ấy vất vả, chạy từng bữa cơm rồi phải tự làm hết mọi việc tôi thấy khổ tâm lắm nhưng không biết làm sao, tôi không còn khả năng làm gì cả”, mắt ông Lý nhòe đi.

12-26-11_2
Bà Chút dán vàng mã để kiếm thêm chút tiền

Hoàn cảnh khó khăn của gia đình ông Lý không dừng lại ở đó, hai vợ chồng già kiếm cơm ăn qua ngày đã vất vả, gia đình ông còn có thêm người mẹ già 94 tuổi không còn khả năng nghe, nhìn, nay lại bị lẫn hay đi lang thang.

Cái ăn của gia đình ông Lý hiện giờ chỉ dựa vào sức lực yếu ớt của người vợ và ít tiền trợ cấp hộ nghèo hằng tháng. Nhiều người thương hoàn cảnh của ông, thỉnh thoảng hàng xóm lại cho bát gạo, củ sắn, cho cái quần, cái áo để tránh rét.

Ông Nguyễn Văn Cường, trưởng thôn Giếng Cốc cho biết: “Gia đình ông Lý thuộc diện khó khăn thôn, nhất xã. Con cái nghèo khó, cả 3 người đều già yếu bệnh tật nên không làm gì được ra tiền, bị bệnh nhưng không có thuốc uống. Họ sống hơn nửa phần nhờ trợ cấp”. Cũng theo ông Cường, với gia đình ông Lý, để xóa đói giảm nghèo rất khó, vì không có sức khỏe, không có khả năng lao động thì vay vốn để làm kinh tế không khả quan.

Gia đình ông Lý  rất cần sự hỗ trợ của bạn đọc gần xa. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về ông Nguyễn Văn Lý, thôn Giếng Cốc, xã Hạ Bằng (huyện Thạch Thất, Hà Nội); hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103.835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm