| Hotline: 0983.970.780

Bà chủ vườn điều

Thứ Tư 10/09/2014 , 08:14 (GMT+7)

Qua việc chuyển đổi từ điều hạt sang điều ghép, gia đình bà Huỳnh Thị Lương thu nhập khoảng 200 - 300 trăm triệu/đồng/năm...

Bác tài xế xe ôm chở tôi chạy lòng vòng qua mấy vạt cao su xanh ngút ngàn, rồi đột ngột rẽ vào đặc khu (tại xã Túc Trưng, huyện Định Quán, Đồng Nai) mà người dân gọi là “thủ phủ của cây điều”. Tại đây, những cây điều trên 20 năm tuổi nối nhau thẳng tắp, tán lá giao nhau xanh rì.

Thấy khách lạ bước vào vườn điều, con chó béc giê của chủ vườn sủa inh ỏi, lập tức một phụ nữ trạc tuổi gần 60 chạy ra mở cổng đón khách. Qua trò chuyện được biết bà tên là Huỳnh Thị Lương ở ấp 94, xã Túc Trưng, chủ nhân của trang trại điều và trái cây rộng 12 ha.

Bưng một đĩa chôm chôm vừa hái ở trên cây tươi rói mời khách, bà Lương kể, năm 1987, khu vực này trước đây là đất của nông trường trồng dứa, mía, mì… Do làm ăn không hiệu quả, nông trường giải thể nên bà gom tiền mua được 5 ha đất với giá rẻ. Ngay khi có đất, bà bắt tay vào trồng điều (giống hạt).

Vài năm sau điều cho thu hoạch, đúng thời điểm trúng giá, nên có tiền bà lại đầu tư mua đất. Chỉ sau vài vụ điều, bà đã có trong tay 12 ha đất, trong đó có 5 ha trồng điều ghép giống PN1, 3 ha điều ghép giống Thái Lan, diện tích còn lại trồng xoài, chôm chôm, bưởi.

Bà Lương cho hay: “Năm 2005 tôi mạnh dạn cưa bỏ 5 ha điều hạt chuyển qua trồng điều ghép giống cao sản PN1. Giống mới này cho năng suất đạt 3 - 3,5 tấn/ha/năm, hạt chắc, đẹp, mùi vị thơm bùi, năng suất ổn định, không bị mất mùa, giá cả lúc nào cũng cao hơn.

Không chỉ dừng lại ở đây, năm 2011 tôi có người quen đi tham quan ở Thái Lan và mua được một số bo điều của Thái Lan (chồi điều để ghép) mang về. Tôi nhờ người đến để ghép vào cây điều hạt, bước đầu thấy cành điều phát triển tốt, phương pháp ghép chồi này rất mau cho trái.

"Nhờ trồng điều, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Điển hình là gia đình bà Huỳnh Thị Lương, một trong những người đi tiên phong chuyển đổi giống cây điều hạt sang trồng điều ghép, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình", ông Bích chia sẻ.

Từ khi ghép tới khi ra trái bói khoảng 12 tháng. Tuy nhiên 1 - 2 năm đầu nên vặt bỏ hoa, để cành ghép sung phát triển tốt, năm thứ 3 bắt đầu thu hoạch. Hiện nay tôi đã ghép được kín 3 ha, năm nay bắt đầu thu trái bói”.

Qua thời gian trồng thử nghiệm, bà Lương thấy hạt điều ghép giống Thái so với hạt điều hạt ghép PN1, thì hạt điều Thái to hơn, bóng hơn, nhưng số lượng hoa đậu trái chưa đồng đều và chưa nhiều. Chính vì vậy chưa đánh giá được năng suất giống điều mới này. Tới đây, bà tiếp tục nghiên cứu cách chăm sóc, kỹ thuật bón phân, xử lý ra hoa để vườn điều phát triển tốt hơn.

Qua việc chuyển đổi từ điều hạt sang điều ghép, gia đình bà Huỳnh Thị Lương thu nhập khoảng 200 - 300 trăm triệu/đồng/năm, đồng thời tạo công ăn việc làm cho 4 lao động thường xuyên và 15 lao động thời vụ với mức lương từ 150.000 - 200.000 đồng/người/ngày.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thanh Bích, Trưởng ấp 94, xã Túc Trưng cho biết: "Xã Túc Trưng có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu đất đỏ bazan rất phù hợp cho việc phát triển cả cây nông nghiệp và cây công nghiệp, đặc biệt là cây điều. Cả xã có khoảng 1.198 ha điều, riêng ấp 94 có khoảng 1.000 ha đất trồng điều".

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm