| Hotline: 0983.970.780

Bà Chúa tằm Tây Vương Mẫu làm nên thành công của dòng họ Quách Bình Định

Thứ Năm 01/03/2018 , 14:27 (GMT+7)

Bà Duệ mất, dân làng lập miếu thờ bà ngay trên nền buồng tằm ngày xưa để tỏ lòng kính nhớ, đặt tên là miếu Bà, nằm cách ngôi miếu cũ khoảng 10m về phía Đông. Sau đó, ngôi miếu cũ cũng được sửa sang lại cho tương xứng với miếu Bà...

Dòng họ Quách giàu có tột đỉnh là nhờ vào tài sức của ông Quách Hội Đồng, điều này khỏi phải bàn, thế nhưng trong tâm khảm của những hậu duệ đời sau của dòng họ này đều ghi nhận, vợ ông Quách Hội Đồng là bà Lê Thị Duệ mới chính là người trực tiếp thực thi những hoạch định của chồng để mang đến thành công.

10-46-12_1-16
Bà chúa tằm Tây Vương Mẫu của dòng họ Quách (trái) được thờ trong từ đường Quách Tịnh Nương

Sau khi lập lò ươm tơ ở đầu làng Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn, Bình Định), bà Lê Thị Duệ trực tiếp đảm nhiệm việc điều hành. Bà là người có công rất lớn trong nghề tằm tang ở làng Thuận Nghĩa. Được chồng truyền đạt cho bí quyết nuôi tằm từ bộ sách “Đào công trí phú”, bà vừa điều hành lò ươm tơ, vừa đảm nhiệm việc dạy dỗ con cháu trong dòng họ những bí quyết nuôi tằm. Bà còn tích cực truyền nghề cho những phụ nữ trong làng, để sau này hình thành nên làng nghề truyền thống danh vang một thời.

Theo cụ bà Đào Thị Nghệ, 87 tuổi, ở thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn, Bình Định), một người lão luyện trong nghề tơ tằm, nhờ công đức của bà Chúa tằm Tây Vương Mẫu Lê Thị Duệ mà sau này tại địa phương hình thành nên làng nghề thủ công truyền thống trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải lụa. Sau đó lan tỏa sang nhiều địa phương khác trong tỉnh Bình Định, đây cũng là nghề phục vụ đắc lực cho kháng chiến chống Pháp.

Trong thời kháng Pháp, Liên khu V đã từng có con số thống kê: Mỗi năm tỉnh Bình Định sản xuất được khoảng 10 tấn tơ. Trong đó, địa phương sản xuất nhiều nhất là Phú Phong (huyện Tây Sơn), sau mới đến Bình Định (TX An Nhơn) và Bồng Sơn (huyện Hoài Nhơn). Đặc biệt, trong sản phẩm vải lụa thì “nhiễu đậu tơ” và “lụa Bình Định” đã trở thành loại hàng hóa nổi tiếng khắp cả nước, trong đó có lụa Phú Phong. Đó chính là công trạng của bà Chúa tằm Tây Vương Mẫu để lại.

Sau khi mất, bà Duệ được người dân địa phương tôn vinh là Chúa tằm Tây Vương Mẫu và lập miếu thờ tại xóm Mới phía đầu làng. Theo những bậc cao niên, trước đó, từ khi mới lập xóm, trên đất này đã được lập một ngôi miếu, nhưng nhỏ và được xây dựng tạm bợ bằng vách đất, mái tranh. Vì đất miếu còn rộng, nên bà Lê Thị Duệ cho lập buồng tằm và lò ươm tơ bên cạnh miếu. Chính tại đây, người dân địa phương học được từ bà cách nuôi tằm, ươm tơ.

10-46-12_2-8
Những hậu duệ nghề tằm tang của Bà chúa tằm Tây Vương Mẫu giờ vẫn giữ nghề

Bà Duệ mất, dân làng lập miếu thờ bà ngay trên nền buồng tằm ngày xưa để tỏ lòng kính nhớ, đặt tên là miếu Bà, nằm cách ngôi miếu cũ khoảng 10m về phía Đông. Sau đó, ngôi miếu cũ cũng được sửa sang lại cho tương xứng với miếu Bà, được dân làng đổi tên là miếu Ông. Cả khu miếu được dân làng gọi chung là miếu Buồng Tằm. Đây có lẽ là trường hợp duy nhất ở Việt Nam, 1 xóm nhỏ mà có đến 2 ngôi miếu thờ. Khu miếu Buồng Tằm quanh năm được dân làng hương khói, tế lễ để nhắc nhớ công đức của bà Lê Thị Duệ - Chúa tằm Tây Vương Mẫu.

Trong trí nhớ của những bậc lão niên ở Phú Phong, sau năm 1945, miếu Buồng Tằm trở thành trạm xá cứu thương những kháng chiến quân từ các mặt trận Cửu An, Cửu Thủy (TX An Khê bây giờ) chuyển về. Trong thời điểm ấy, miếu Buồng Tằm còn được làm trường học cho trẻ em ở làng, làm nơi mở lớp Bình dân học vụ dạy chữ cho người lớn tuổi trong làng. Chiến tranh ly loạn, miếu Buồng Tằm không còn được hương khói thường xuyên, nhưng vẫn là nơi cúng tế các chiến sĩ cách mạng đã vong trận tại làng.

Thưở sinh thời, cụ Cao Đống, người từng giữ chức Hương mục làng, thường nói với con cháu về những điểm đặc biệt của miếu Buồng Tằm: “Miếu Buồng tằm đặc biệt hơn các miếu khác có nhiều điểm: Thứ nhất là có 2 ngôi miếu nằm cận kề, hai là hàng năm có đến ba lần tế lễ thay vì hai lần như các miếu khác. Ngoài tế lễ nhị kỳ Xuân Thu, miếu Buồng Tằm còn Tế lễ bà Chúa tằm Tây Vương Mẫu vào đêm mùng Bốn sáng mùng Năm tháng 5 âm lịch”.

Nhắc đến bà tứ tổ Lê Thị Duệ, cụ Quách Thanh Tâm, người thừa tự Quách Trọng Đường, một trong 4 trang viên từ đường của dòng họ Quách tại làng Thuận Nghĩa, nhớ lại: “Ông bà xưa kể, bà tứ tổ Lê Thị Duệ là người rất năng nổ. Việc nhà bà giao trọn cho bà thứ và các con dâu, phần bà luôn sát cánh cùng chồng trong công việc đồng áng và sản xuất tơ tằm. Bà là tấm gương sáng con cháu noi theo”.

Bà Lê Thị Duệ, Chúa tằm Tây Vương Mẫu, không chỉ là cánh tay đắc lực của chồng trong chuyện làm ăn, mà còn sát cánh bên ông trong những việc xã hội. Khi còn ở An Thái, xã Nhơn Phúc (TX An Nhơn, Bình Định) buôn bán, họ Quách còn thiên nhiều về gốc Tàu, nhưng đến khi về Thuận Nghĩa định cư làm nông, họ Quách đã dần “thuần Việt”. Đến đời ông Quách Hội Đồng thì hầu như đã “Việt hóa” hoàn toàn.

10-46-12_3-5
Ông Quách Thanh Tâm: “Bà tứ tổ như tấm gương sáng để con cháu noi theo”

Do đó, cảnh hưng vong suy thịnh của nước Việt đối với người trong họ Quách không còn là “chuyện bàng quang”. Năm Ất Dậu (1885), phong trào Cần Vương khởi nghĩa chống Pháp, ông Quách Hội Đồng đã tự nguyện ủng hộ cả về quân lương lẫn binh khí. Mọi việc ông làm đều được vợ ủng hộ, khuyến khích. Lúa gạo lúc nào cũng được bà Chúa tằm Tây Vương Mẫu chuẩn bị sẵn trong nhà, bất cứ lúc nào Bình Tây Nguyên soái Mai Xuân Thưởng cần là cho quân đến lấy. Nồi bung, nồi bảy bằng đồng trong nhà, bà cũng gom góp hiến hết cho nghĩa binh để lấy đồng rèn binh khí.

Tứ tổ Quách Hội Đồng mất khi ông chỉ mới 54 tuổi, người vợ từng kề vai sát cánh với ông trong công cuộc làm ăn không kham nổi sự nghiệp lớn ông để lại, nên phải thu hẹp phạm vi hoạt động. Nhà họ Quách không mua thêm ruộng, không mở thêm buồng tằm, không dựng thêm nhà ươm tơ, vì vậy tiền thu về từ ruộng nương, tơ tằm hàng năm dồn chất thành đống trong nhà.

Bà tứ tổ Lê Thị Duệ cho bó tiền thành bó, mỗi bó 10 quan. Tiền “ăn sáu” chất trên lẫm thượng, tiền “ăn ba” cất nơi buồng trong. Tiền kẽm thì chất trong vách trong từ nhà dưới lên đến nhà trên, từ nhà trên đến nhà lẫm, từ chân tường đến mái nhà. Nhà họ Quách khi ấy trông như một cái kho tiền.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm