| Hotline: 0983.970.780

'Bà đỡ' nông dân làm cơ giới hóa

Thứ Năm 30/05/2019 , 08:46 (GMT+7)

Làm nông nghiệp hiện đại, sử dụng máy móc công nghệ cao đã phổ biến ở nhiều nước như Nhật Bản, Israel, Hà Lan... Song, với nhiều nông dân Việt Nam thì điều này vẫn là giấc mơ, bởi chi phí cho mỗi chiếc máy cấy, máy gặt đập liên hợp (GĐLH), máy cày từ 420 - 700 triệu đồng/cái.

Tuy nhiên, giấc mơ ấy đã được Agribank cùng với Tập đoàn Yanmar, Kubota (Nhật Bản) và Tập đoàn Tata (Ấn Độ) thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp cho nông dân Việt.

16-09-04_nh_2_den_ny_dong_thp_co_1400_ho_nong_dn_duoc_tiep_cn_von_vy_de_trng_bi_my_moc_phuc_vu_nong_nghiep
Đến nay Đồng Tháp có 1.400 hộ nông dân được tiếp cận vốn vay để trang bị máy móc phục vụ nông nghiệp.

Nhớ lại vài năm trước đây, cứ đến mùa gặt, mùa cấy, mùa cày trên các cánh đồng vùng ĐBSCL, hàng trăm người dân lại đổ ra đồng làm việc. Thế nhưng, hiện tại nhiều địa phương cứ đến mùa vụ, cả cánh đồng bát ngát chỉ còn vài chiếc máy cấy, máy GĐLH cần mẫn làm việc đã thay thế sức người vừa giảm ở khâu thất thoát trong thu hoạch mà mang lại hiệu quả cao.

Anh Lê Văn Tú ở ấp Tân Cường, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, Đồng Tháp nhờ vốn vay của Agribank Tam Nông mua được 1 chiếc máy cày, hiệu Kubota (Nhật Bản). Trong 3 năm qua, nhờ chiếc máy cày này đi làm dịch vụ mà vợ chồng anh mỗi năm có dư từ 200 – 250 triệu đồng chưa kể nguồn thu của 4ha lúa đang canh tác 1 năm 3 vụ.

Anh Tú cho biết, từ khi biết về QĐ 68 anh đến trực tiếp Agribank Tam Nông. Được cán bộ ngân hàng hỗ trợ tận tình làm các thủ tục cần thiết nên đã tiếp cận nguồn vốn thuận lợi. Trong vòng 3 ngày sau anh đã có tiền mua chiếc máy cày trị giá 460 triệu đồng. Đến nay anh đã trả nợ cho ngân hàng hơn 85%, dự kiến năm sau vợ chồng anh Tú sẽ trả hết nợ. Anh Tú cho biết thêm, sắp tới anh tiếp tục xin vay thêm theo QĐ 68 để mua thêm 1 chiếc máy cày nữa đi làm dịch vụ tại địa phương và các tỉnh lân cận.

Ông Nguyễn Văn Quang, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tam Nông cho biết, toàn huyện có 33.000 đất SX nông nghiệp, trong đó hơn 85% đất SX lúa. Các xã đang thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó đẩy mạnh cơ giới hóa vào SX nhằm tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận…

"Những năm gần đây nhờ vốn vay từ QĐ 68 mà nông dân Tam Nông đã có cơ hội mạnh dạn đầu tư máy móc góp phần tăng lên số lượng sử dụng từ 85 - 95% cơ giới hóa trong SX", ông Quang chia sẻ.

Từ khi QĐ 68 triển khai đến nay gần 5 năm, Agribank Đồng Tháp cho nông dân vay trên 700 tỷ đồng, có khoảng 1.400 hộ nông dân được tiếp cận vốn vay để trang bị máy móc phục vụ nông nghiệp khoảng 1.235 cái.

Trong đó các loại máy móc được nông dân quan tâm vay để mua sắm như 600 máy GĐLH, 335 máy kéo lúa, 550 máy cày, 550 máy cuốn rơm, 100 máy xới, 3 máy cắt lúa, 3 máy bơm nước, 44 máy cấy lúa, 14 phà sắt, 62 máy cuốn rơm, 4 lò sấy, 1 thùng chứa lúa, 1 dây chuyền xay lúa, 1 kho chứa lúa, 1 nhà bao che máy sấy cám…

Ông Võ Văn Quốc, Phó GĐ Agribank Chi nhánh Đồng Tháp cho biết: Đối với chính sách hỗ trợ cho vay để phát triển SX theo cơ giới hóa, phía ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi nhất để bà con tiếp cận nguồn vốn, với hình thức ưu đãi lãi suất bằng không trong 2,5 năm đầu, sang năm thứ 3 trở đi mới tính lãi 50% của năm thứ 3.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đang đẩy mạnh hỗ trợ các cá nhân hay HTX mua máy móc phục vụ SX nông nghiệp sạch có vùng quy hoạch...

Xem thêm
Thái Lan dự kiến xuất khẩu 1 triệu tấn sầu riêng trong năm 2024

Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn sầu riêng, trị giá khoảng 130 tỷ baht, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kem Thủy Tạ ra mắt 2 vị kem mới tại Lễ hội 2024

Ngày 20/4, Công ty CP Thực phẩm Thủy Tạ tổ chức 'Lễ hội Kem Thủy Tạ 2024' tại Nhà hàng Thủy Tạ Legend, số 1 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội.