| Hotline: 0983.970.780

Bà già hơn 60 rượt chém vỡ đầu tên trộm 31 tuổi

Thứ Ba 20/04/2010 , 09:35 (GMT+7)

Không những không trộm cắp được gì, tên trộm trai tráng còn bị bà già tuổi ngoại lục tuần đuổi bắt, chém trọng thương.

Đối tượng hành nghề “hai ngón” bị bà Lưu chém trọng thương

2h20 chiều 17/4, những người dân khu vực cầu Mại Cao thành phố Nam Kinh, Trung Quốc chứng kiến một cuộc rượt đuổi có một không hai của bà lão tuổi ngoại lục tuần đuổi một thanh niên chạy bán sống bán chết.

Chạy được hơn 100m, bà già đã đuổi tới nơi, sẵn con dao bổ dưa trong tay, người thanh niên kia bị “bổ” 3 nhát vào đầu phải đưa đi viện cấp cứu.

Những người chứng kiến vụ việc cho biết, người thanh niên bị chém chuyên “hành nghề 2 ngón” ở khu vực cầu Mại Cao. Chiều 17/4, y giả làm người mua hàng vào sạp hoa quả của bà Lưu “nhón” mất hơn 100 Nhân dân tệ trong hòm tiền của quầy. Phát hiện kẻ gian, bà Lưu lập tức cầm theo con dao bổ dưa đuổi khiến kẻ trộm chạy thục mạng.

Chạy được hơn trăm mét, tên trộm bị bà Lưu tóm được. Không biết do quá bức xúc vì mất tiền hay tinh thần đang kích động vì vừa tóm cổ được kẻ chuyên móc túi, trộm cắp mà bà giáng luôn 3 nhát dao vào đầu y. Máu chảy lênh láng; lúc này tên trộm chỉ còn biết van xin và chạy.

Y lẩn vào trong khu chợ nông sản, nhưng được vài trăm mét thì máu chảy ra nhiều quá, không chạy nổi nữa, lết vài bước rồi gục xuống đường. Y được người dân đưa vào bệnh viện. Một người đầu bếp gần đó chứng kiến cảnh bà già chém kẻ cướp cứ nghĩ người ta đang quay phim, khi thấy máu chảy lênh láng bèn gọi điện báo cảnh sát.

Khoảng 4 giờ chiều, có khá nhiều phóng viên tìm đến hiện trường. Tuy nhiên sạp hàng vẫn bày bán bình thường, nhưng thay vì bà Lưu đang ngồi ở đồn công an, chồng bà vẫn cân hoa quả cho khách: “Bà ấy bảo qua điện thoại, một thằng ăn cắp lấy trộm tiền bị bà ấy tóm được và đập cho mấy phát, nó bị thuơng. Nhưng chắc không có chuyện gì, cụ thể thế nào bà ấy không nói rõ".

Khi phóng viên vào bệnh viện, Trịnh - tên người bị chém - đầu đang quấn băng trắng toát nhưng vẫn nói năng lưu loát. “Tôi không cướp, chỉ ăn trộm. Cướp của là phạm tội hình sự, tôi ăn trộm số tiền nhỏ, nhiều lắm cũng chỉ bị xử phạt hành chính". Nói rồi y quay người lại, hình xăm con rồng càng nổi rõ trên tấm lưng trần của y.

Trịnh kể lại, sau khi quan sát thấy bà Lưu đang gọt dưa cho khách y lẻn vào trong mở hòm lấy tiền, đang bước ra thì bị phát hiện. Chạy được hơn trăm mét, bà Lưu tóm được và chém y 3 nhát vào đầu.

Kẻ hành nghề “hai ngón” này năm nay 31 tuổi, người Quý Dương. Một thời gian trước Trịnh bắt tàu đến Nam Kinh, tạm thời không có công ăn việc làm nên sinh ra trộm cắp vặt.

“Tôi trộm tiền của bà ta, bà ta có thể kiện. Việc bà ta chém tôi, chắc chắn tôi sẽ kiện đến cùng" - Trịnh nói.

Theo các bác sĩ, hiện Trịnh không bị nguy hiểm đến tính mạng, nhưng trên đầu có 2 vết thương 5cm và 7cm đã được khâu. Cảnh sát địa phương cho biết đang vào cuộc điều tra và chưa đưa ra thông tin chính thức nào xung quanh vụ việc này.

(Theo VTC News/THX)

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm