| Hotline: 0983.970.780

Ba Hạo ra Bắc trồng khoai lang

Thứ Sáu 29/06/2012 , 12:26 (GMT+7)

Ba Hạo (Đỗ Quý Hạo), nông dân trồng khoai lang nổi tiếng ở xã Mỹ Hiệp Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang vừa có chuyến đi xuyên Việt để tìm đất trồng khoai lang.

Ba Hạo khảo sát ruộng để trồng khoai ở miền Bắc

Ba Hạo (Đỗ Quý Hạo), nông dân trồng khoai lang nổi tiếng ở xã Mỹ Hiệp Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang vừa có chuyến đi xuyên Việt để tìm đất trồng khoai lang. Chuyến đi của Ba Hạo bắt đầu từ các tỉnh ĐBSCL, TP HCM, Gia Lai, Đắc Nông, TT- Huế, Sơn La và điểm dừng chân cuối cùng là Hà Nội.

Ba Hạo tâm sự: “Qua chuyến đi xuyên Việt này tôi thấy rất thương cho bà con nông dân mình, họ thiếu kiến thức, quy trình SX lạc hậu, canh tác thủ công nên chi phí cao, không thể cho ra lượng hàng lớn. Riêng ở Vĩnh Long, năng suất và sản lượng khá cao nhưng chi phí thì không tưởng tượng nổi, trung bình khoảng 140 triệu đồng/ha/vụ (tính cả tiền thuê đất). Nếu giá khoai ở mức 4.000 đ/kg và năng suất đạt 25 tấn/ha thì mỗi ha nông dân lỗ khoảng 40 triệu đồng”.

Vì vậy, sau chuyến đi Ba Hạo nảy sinh ý tưởng thành lập mỗi vùng SX khoai lang một chi nhánh khoai lang Ba Hạo, được đầu tư theo kiểu công nghiệp, kết hợp trồng trọt và chăn nuôi khép kín. Củ khoai phế thải cho lợn ăn, phân lợn làm biogas, biogas phát điện phục vụ trang trại. Thân lá khoai nuôi bò, phân bò nuôi trùng quế, trùng quế nuôi gà, vịt, cá…, phân gia cầm bón cho ruộng khoai. Hơn nữa, trang trại chọn địa điểm SX ở vùng ngoại thành, gần đường giao thông, thuận tiện cho khách đến tham quan...

Tại Hà Nội, Ba Hạo đã đến thăm Bộ NN-PTNT, Trung tâm KN Quốc gia, Viện CLT-CTP... để nhờ các nhà khoa học, nhà quản lý tư vấn về các giống khoai và quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp với phong thổ, thị trường phía Bắc. Ba Hạo đi thăm một số vùng ven ngoại thành Hà Nội thấy vùng đất bãi bồi ven sông Hồng chất đất cát mịn thấm đẫm phù sa, màu mỡ và quyết định chọn thuê đất tại huyện Mê Linh để trồng khoai. Ba Hạo cho biết, sẽ đầu tư nghiên cứu chế tạo thêm một số thiết bị phục vụ SX, nâng cấp máy thu hoạch...

Ba Hạo cho biết, dự tính trong tháng 7 tới sẽ xuống giống 30 ha và đến tháng 10 triển khai xuống giống tiếp tục 50 ha nữa tại huyện Mê Linh, tập trung SX 4 giống chủ lực cho 4 phân khúc thị trường. 1- Giống khoai bí Nhật (tên khoa học là Beniazuma) thường được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Châu Âu hoặc bán lẻ trong các hệ thống siêu thị. 2- Khoai lang tím Nhật xuất khẩu sang thị trường Singapore, Trung Quốc. 3- Giống khoai lang bí ruột vàng, dùng cho các nhà máy sấy khô. 4- Khoai lang trắng, tàu nghẹn vỏ trắng ruột trắng thường dùng cho các nhà máy SX tinh bột hoặc xuất sang Nhật Bản, Hàn Quốc.

Về khâu phân phối, Ba Hạo cho biết sẽ mở cửa hàng tại Hà Nội vừa bán lẻ vừa trưng bày giới thiệu sản phẩm. Tại đây, khách hàng có thể đến xem hàng và ký các hợp đồng lớn cung cấp cho các nhà máy chế biến hoặc xuất khẩu. Riêng trang trại khoai lang Ba Hạo tại Kiên Giang, hiện đã xuống giống được 23 ha, chủ yếu là trồng khoai lang đỏ, diện tích còn lại sẽ luân canh lúa.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm