| Hotline: 0983.970.780

Ba ra Đò Điệm góp nên mùa vàng

Thứ Ba 11/09/2012 , 11:05 (GMT+7)

Có thể khẳng định dự án ngọt hoá sông Nghèn của Cty TNHH MTV Thuỷ lợi Can Lộc đã thực sự mang lại hiệu quả thiết thực.

Công trình thủy lợi Ba ra Đò Điệm đang phát huy hiệu quả

Về vùng ven sông Nghèn ở các huyện Lộc Hà, Can Lộc, Thạch Hà (Hà Tĩnh) hôm nay, nhìn những ruộng lúa nặng trĩu bông, có thể khẳng định dự án ngọt hoá sông Nghèn của Cty TNHH MTV Thuỷ lợi Can Lộc đã thực sự mang lại hiệu quả thiết thực.

Dự án ngọt hóa... hóa ngọt

Nghe bà con kể về quãng thời gian dài chống hạn hiệu quả mà không ngớt lời cảm ơn những người đã chặn dòng Ba ra Đò Điệm, ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ tưới tiêu cho ruộng đồng, khiến chúng tôi vô cùng khâm phục. Bởi, đây là một công trình không chỉ phục vụ tưới tiêu cho trên 10.000 ha đất SX nông nghiệp của 3 huyện Lộc Hà, Can Lộc và Thạch Hà mà còn là công trình giao thông nối đôi bờ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân qua lại, góp phần phát triển kinh tế trong vùng.

Sau nhiều năm tích cực thi công, đầu năm 2008 công trình Ba ra Đò Điệm đưa vào sử dụng. Từ suốt thời gian đó đến nay, năm nào công trình bara Đò Điệm cũng giải được cơn khát cho ruộng đồng. Đặc biệt, vụ HT 2012, mặc dù ruộng đồng nơi khác trong tỉnh nứt nẻ toang hoác nhưng tại các xã hưởng lợi từ dự án ngọt hóa sông Nghèn, cây trồng luôn đầy ắp nước, "thỏa sức" sinh trưởng, phát triển.

Ông Nguyễn Hồng Quang, GĐ Cty TNHH MTV Thuỷ lợi Can Lộc nói: “Với những người làm thủy lợi như chúng tôi việc vận hành, điều tiết nước hợp lý thực sự gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng ngay từ đầu mùa nắng, xác định mục tiêu bằng bất cứ giá nào cũng không để đồng ruộng của dân thiếu nước, nên chúng tôi đã dồn hết nhân lực, vật lực vận hành an toàn, đảm bảo đủ nước tưới cho dân trong suốt mùa vụ”.

Vụ HT năm nay nước sông Nghèn đã tưới cho hơn 11.000 ha đất SX của 3 huyện trên, trong đó có trên 5.000 ha bị hạn nặng. Ngoài ra, gần 1.000 ha đất ven sông Nghèn trước đây bỏ hoang nhưng nay nhờ có nước tưới đã được bà con đưa vào SX có hiệu quả.

Nước mát ruộng, dân mát lòng

Nói về kinh nghiệm vận hành chống hạn của Cty, ông Quang tâm sự, thời gian đầu do vì hệ thống kênh mương tưới chưa đồng bộ nên khi vận hành nước bị thất thoát rất nhiều, vả lại những khu vực cần tưới lại nằm ở trên cao nên rất khó điều tiết nước vào được ruộng. Tuy nhiên, sau khi họp, bàn bạc với anh em kỹ thuật, Cty quyết định nâng lên hạ xuống ở mức "cốt" 0,5 - 0,7 kết hợp với các hồ chứa nước lớn như hồ Vực Trống, Đồng Hố, Cu Lây, Cửa Thờ - Trại Tiểu để vừa tưới vừa dự trữ nước.

Đồng thời, cắt cử cán bộ phối hợp chặt chẽ với chính quyền và bà con nông dân đứng dọc các tuyến kênh huy động máy bơm bơm nước vào ruộng, nhất định không để xảy ra tình trạng bơm kiệt nước tại các hồ hay tranh chấp giữa xã này với xã khác, xóm này với xóm khác. Bình quân trong 3 tháng nắng hạn, mỗi ngày Cty vận hành, bơm tưới hàng triệu m3 nước phục vụ tưới tiêu...

“Tôi còn nhớ lúc đóng cống không cho bà con lấy nước tưới từ hồ Đồng Hố, người dân rất bức xúc phản đối chúng tôi nhưng đến thời điểm hạn nặng, hơn 70/200 ha của xã Hồng Lộc (Lộc Hà) nằm ở khu vực cao cưỡng không có nước tưới bà con ùn ùn đến kêu cứu, lúc đó chúng tôi vận hành mở cống hồ Đồng Hố bơm nước lên ruộng. Lúc này người dân ai cũng xắn lại bắt tay cảm ơn chúng tôi. Kể ra vất vả nhưng cũng vui thật”, ông Quang thở phào nhẹ nhõm.

Mùa hạn nơi "chảo lửa, túi mưa" đã đi qua, nước sông Nghèn trở thành "dòng nước vàng" cứu sống cho hàng nghìn héc ta lúa HT, góp phần nâng cao sản lượng lương thực, thiết thực xoá đói giảm nghèo cho hàng vạn dân cư sống trong vùng...

Nông dân Nguyễn Văn Bình, xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà phấn khởi nói: "Đợt hạn hán vừa rồi nếu không có sáng kiến điều tiết nước tưới từ các hồ đập, đến cả nước sông Nghèn hợp lý của Cty thuỷ lợi Can Lộc chắc chắn lúa của chúng tôi bây giờ cũng “khai tử” cùng với đống đất bạc trắng ni rồi”.

Không chỉ ông Bình mà rất nhiều hộ dân ở các xã Hậu Lộc, Phù Lưu, Hồng Lộc, Thạch Kênh, Thạch Sơn (Lộc Hà) đều bày tỏ lời cảm ơn tới những con người đã góp công sức đưa dòng nước ngọt sông Nghèn tưới mát ruộng đồng.

"Biết rằng, có tiền là làm được tất cả nhưng riêng công trình ngọt hóa sông Nghèn nếu không có những con người tâm huyết, không có những cán bộ quản lý giỏi, kỹ thuật cao, tinh thần trách nhiệm như Ban QLDA thủy lợi 4 (Bộ NN-PTNT), đơn vị chủ đầu tư công trình này thì khó có được công trình đảm bảo chất lượng, hiệu quả như hôm nay", ông Quang bày tỏ thán phục.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm