| Hotline: 0983.970.780

Bà Thái Hương: ‘Ảnh hưởng kinh tế của đợt dịch này sẽ bớt nặng nề’

Thứ Tư 05/08/2020 , 13:50 (GMT+7)

Lần này doanh nghiệp phòng thủ sẵn, Chính phủ dập dịch theo vùng, không “ngăn sông cấm chợ” nên bà Thái Hương tin ảnh hưởng sẽ đỡ hơn.

Doanh nhân Thái Hương, nhà sáng lập Tập đoàn TH. Ảnh: TH.

Doanh nhân Thái Hương, nhà sáng lập Tập đoàn TH. Ảnh: TH.

Chia sẻ với báo chí, bà Thái Hương, Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn TH tự nhận may mắn khi không chịu ảnh hưởng quá tiêu cực vì dịch bệnh như nhiều ngành nghề khác. Bà cho biết, Tập đoàn TH là một trong số doanh nghiệp tự chủ được nguồn cung và đầu ra nhưng để đối phó với dịch bệnh, TH cũng đã bật chế độ làm việc online triệt để, đẩy mạnh bán hàng trực tuyến.

Đợt dịch lần hai có quy mô rộng hơn lần đầu nhưng bà Thái Hương đánh giá tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bớt nặng nề hơn. Bà lý giải, nhiều doanh nghiệp đã thấy được mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, không bị hoang mang khi virus trở lại, tức vào thế phòng thủ, sẵn sàng cho kịch bản xấu.

Hơn nữa, Việt Nam cũng chưa rơi vào giãn cách toàn xã hội và Chính phủ cũng đã tìm cách khống chế từng vùng có dịch, đảm bảo an toàn nhưng không "ngăn sông cấm chợ".

Vì thế, từ góc độ của người vừa lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất vừa làm ngân hàng, bà Thái Hương đánh giá Việt Nam hoàn toàn có khả năng tăng trưởng dương trong năm nay.

Trong khi một số chuyên gia lo ngại làn sóng Covid-19 thứ hai có thể "thổi bay" tăng trưởng kinh tế năm nay, bà Thái Hương cho rằng với dân số 100 triệu dân, việc tăng cường tiêu dùng nội địa cũng có thể là động lực giúp GDP vẫn tăng trưởng dương. Ngoại trừ hàng không và du lịch bị ảnh hưởng nặng nề, bà tin một số ngành nghề sản xuất nội địa khác cùng với đẩy mạnh đầu tư công vẫn có thể kéo giúp kinh tế.

Trong bối cảnh đại dịch xảy ra toàn cầu và bùng phát lần hai ở Việt Nam, doanh nhân này cho rằng ưu tiên trước hết là sức khoẻ và không nên chỉ nhìn vào thiệt hại kinh tế.

Giai đoạn này, bà Thái Hương cho rằng doanh nghiệp có thể phải hy sinh lợi nhuận, thậm chí cả vốn tự có và các quỹ, tìm cách "ủ mưu" để sống sót.

Nhưng ngược lại, đây là thời điểm để tốt tái cấu trúc và xác định phát triển mảng nào là tốt nhất. Mặc dù Chính phủ cũng đã có những hỗ trợ nhất định tuy nhiên với nguồn lực có hạn, doanh nghiệp phải tự cứu lấy mình trước khi chờ được cứu.

Trong đợt dịch đầu tiên, Việt Nam trở thành hình mẫu về chống dịch và bà Thái Hương tin lần này Chính phủ sẽ tiếp tục điều hành tốt để Việt Nam vượt qua. Tuy nhiên, nữ doanh nhân cho rằng mỗi người dân cần cùng có ý thức, tuân thủ triệt để theo yêu cầu của Chính phủ như thể đó là mệnh lệnh trong thời chiến.

"Mỗi lần thấy người bên cạnh trên chuyến bay hay nơi công cộng không đeo khẩu trang, tôi cũng nhờ thư ký nhẹ nhàng chuyển cho họ chiếc khẩu trang y tế. Tôi nghĩ chống dịch nên xuất phát từ những hành động nhỏ như vậy", bà chia sẻ.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm