| Hotline: 0983.970.780

Ba thương vụ "mất toi" gần 400 tỷ đồng

Thứ Năm 29/03/2012 , 13:35 (GMT+7)

Đến 17h ngày 28/3, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Vinashin tạm khép lại phần thẩm vấn các bị cáo.

Đến 17h ngày hôm qua 28/3, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) tạm khép lại phần thẩm vấn các bị cáo.

Cả ngày, nội dung thẩm vấn tập trung vào ba thương vụ gây nhiều thiệt hại là vụ bán tàu Bạch Đằng Giang, gây thiệt hại cho Nhà nước 27,3 tỉ đồng, vụ nhà máy nhiệt điện Sông Hồng với tổng thiệt hại 316,5 tỷ đồng và tàu Bình Định Star với thiệt hại 30,4 tỷ đồng.

Theo bản cáo trạng, năm 2001, Vinashin mua tàu MV Rayna của Campuchia với giá 1,22 triệu USD để phá dỡ bán sắt vụn, nhưng thấy chất lượng còn tốt nên đã đề nghị và được Chính phủ đồng ý cho phép hoán cải, nâng cấp thành tàu siêu trường siêu trọng để kinh doanh vận tải chở tàu hút bùn sang Iraq, được đổi tên thành tàu Bạch Đằng Giang. Ngày 7-3-2006, Trần Quang Vũ, lúc đó là Tổng GĐ Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (CNTT) Nam Triệu đã xin Tập đoàn Vinashin cho phép hoán cải tàu Bạch Đằng Giang thành khách sạn nổi 4 sao. Dự án này được phê duyệt với tổng giá trị được quyết toán là 144,7 tỉ đồng.

Kế đó, Trần Quang Vũ và Nguyễn Thị Hạnh - Kế toán trưởng của Cty Nam Triệu đã vay bổ sung 106 tỉ đồng. Song do dự án khách sạn nổi 4 sao chi phí quá cao nên Cty Nam Triệu không thực hiện nữa mà quyết định… vẫn bán thân vỏ tàu này. Cty Nam Triệu đã thực hiện bán đấu giá tàu Bạch Đằng Giang với giá khởi điểm là 149 tỉ đồng nhưng không bán được vì giá trả cao nhất 75 tỉ đồng. Thấy vậy, Trần Quang Vũ chỉ đạo phá dỡ tàu và bán thanh lý vỏ tàu trước để thu hồi vốn. Sau đó, vỏ tàu Bạch Đằng Giang đã được bán cho Cty Hoàng Thành với giá là 66,1 tỉ đồng. Cơ quan điều tra khẳng định, việc tự định giá và quyết định thanh lý, nhượng bán tàu của Cty Nam Triệu là không đúng thẩm quyền vì tàu Bạch Đằng Giang vẫn thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Vinashin, Cty Nam Triệu chỉ được giao quản lý, sử dụng. Mặt khác, Nam Triệu không thực hiện bán công khai theo đúng trình tự của pháp luật về đấu giá tài sản và khi có tiền lại không trả nợ mà đưa vào sử dụng không đúng mục đích. 

Còn tại thương vụ nhà máy nhiệt điện Sông Hồng được coi là “ngốn” tiền lớn thứ hai của ông cựu Chủ tịch Vinashin sau thương vụ mua tàu Hoa Sen với tổng thiệt hại dự án này là 316,5 tỉ đồng. Cáo trạng nói rõ: năm 2003 Phạm Thanh Bình kí quyết định góp vốn thành lập Cty Cổ phần CNTT Hoàng Anh Vinashin (Cty Hoàng Anh) do Nguyễn Văn Tuyên làm giám đốc, với vốn điều lệ ban đầu là 10 tỉ đồng, sau đó, tăng lên 130 tỉ đồng, Vinashin giữ 51% cổ phần tương đương 61,2 tỉ đồng. Đến tháng 3-2007, Phạm Thanh Bình đã kí quyết định phê duyệt dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hồng tại xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định), nâng công suất lên 185MW và nâng tổng mức đầu tư lên 1.481,9 tỉ đồng, giao cho Cty Hoàng Anh làm chủ đầu tư, Cty Cổ phần tư vấn chế tạo lắp máy Cửu Long (công ty con của Cửu Long) làm đơn vị tư vấn lập dự án. Để thực hiện, Cty Hoàng Anh đã sử dụng tổng số 233,151 tỉ đồng cho dự án.

Trong đó, chi phí thực hiện: 32,151 tỉ đồng, tiền đặt cọc và cho Cty Cửu Long vay để thực hiện dự án là 201 tỉ đồng cùng với 20 tỷ đồng công ty này vay trực tiếp từ Vinashin để chi phí vào dự án. Để giải ngân các khoản tiền này, Nguyễn Văn Tuyên đã chỉ đạo Đỗ Đình Côn, khi đó là Kế toán trưởng Cty Hoàng Anh lập khống các thủ tục, như: Biên bản giao nhận vật tư, phiếu nhập, xuất kho… và Trịnh Thị Hậu, nguyên Tổng GĐ VFC, đã chấp nhận hồ sơ chưa đầy đủ tính pháp lý, giải ngân “siêu tốc” cho Cty Hoàng Anh. Tuy nhiên, ngày 21-5-2007, Bộ Công nghiệp có Công văn thẩm tra nêu rõ: Không có cơ sở pháp lý để phê duyệt dự án, thiết bị công nghệ của dự án lạc hậu, yêu cầu chủ dự án nhiệt điện Sông Hồng phải tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý đầu tư. Tiếp đến, ngày 15-6-2007 Bộ Công nghiệp có công văn yêu cầu UBND tỉnh Nam Định đình chỉ dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng. Không còn cách nào khác, đến ngày 28-12-2007, ông Phạm Thanh Bình kí quyết định đình chỉ thực hiện dự án.

Cùng ngày, HĐXX cũng làm rõ sai phạm của dự án đầu tư tàu Bình Định Star. Công ty Cổ phần CNTT Bình Định (Công ty Bình Định) được thành lập ngày 27-5-2004, trong đó Vinashin là cổ đông chi phối chiếm 51% cổ phần. Trong vụ này, Hồ Ngọc Tùng, nguyên Tổng giám đốc VFC giữ vai trò chính, chỉ đạo nhân viên cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây thiệt hại về gốc và lãi vay tính đến ngày 31-7-2010 là 30,4 tỷ đồng. Hiện Hồ Ngọc Tùng đã bỏ trốn, đang bị cơ quan cảnh sát điều tra truy nã.

Hôm nay (29/3), 7h 30 phút Phiên tòa sẽ bắt đầu bằng phần luận tội của Viện kiểm sát và tranh tụng tại tòa.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tử vong vì bị bạn nhậu đâm nhầm

Trong quá trình xô xát với người ở bàn bên cạnh, người đàn ông 51 tuổi vô tình đâm tử vong bạn nhậu của mình tại phố Cự Lộc, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm