| Hotline: 0983.970.780

Bắc Giang trì hoãn lộ trình xóa bỏ lò gạch lạc hậu của Chính phủ?

Thứ Tư 24/10/2018 , 09:10 (GMT+7)

Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang có văn bản thông báo chủ trương gia hạn cho loại hình lò gạch lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường được tồn tại thêm 2 năm (đến 2020)...

Chủ trương gia hạn này đi ngược với chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, yêu cầu các tỉnh thực hiện nghiêm thời hạn xóa bỏ lò vòng, lò thủ công…
 

Xóa lò gạch lạc hậu

Ngày 10/9/2018, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 8616/VPCP-CN về việc thực hiện lộ trình chấm dứt hoạt động của các lò gạch đất sét nung, sử dụng công nghệ lạc hậu và thực hiện các dự án sản xuất gạch đất sét nung gửi Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh, thành. Tại văn bản trên Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo rõ UBND các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm thời hạn xóa bỏ lò thủ công, thủ công cải tiến, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

10-42-34_20181017_115409

Sản xuất gạch nung bằng công nghệ lò vòng lạc hậu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân ở nhiều địa phương trên cả nước. Ngoài việc gây ô nhiễm không khí bằng việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí), lò vòng còn gây lãng phí tài nguyên đất đai, đất sản xuất (sử dụng đất màu để sản xuất gạch). Hình thức sản xuất gạch này đã gây bức xúc do để lại nhiều hậu họa về môi trường, sức khỏe cư dân xung quanh khu vực có lò gạch.

Từ tháng 4/2012 ,Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung. Chỉ thị này nêu rõ là Bộ Xây dựng xây dựng lộ trình và chấm dứt gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò vòng… UBND cấp tỉnh phối hợp với Bộ Xây dựng để xây dựng, thực hiện lộ trình trên.

Tỉnh Bắc Giang từng là thủ phủ của hoạt động sản xuất gạch nung với hàng vạn lò gạch cung cấp cho các tỉnh phía Bắc. Người dân ở đây trong một thời gian dài đã bức xúc trước tình trạng sản xuất gạch bằng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm, tàn phá hoa màu, tiêu hao đất sản xuất nông nghiệp. Sau Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang đã xây dựng lộ trình quản lý chặt chẽ, hạn chế và xóa bỏ vĩnh viễn hoạt động sản xuất gạch nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò liên tục kiểu đứng, lò vòng.

Cụ thể, ngày 19/9/2012, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Văn bản số 2155/KH-UBND xác lập rõ lộ trình dẹp bỏ các lò sản xuất gạch bằng các công nghệ lạc hậu như trên. Thực hiện kế hoạch trên, đến nay, tỉnh Bắc Giang đã kiên quyết xóa bỏ vĩnh viễn lò thủ công, thủ công cải tiến với hàng nghìn lò và được người dân đồng tình ủng hộ.

Riêng đối với lò vòng, lò vòng cải tiến (hoffman) sử dụng nhiên liệu hóa thạch theo lộ trình đã duyệt là phải chấm dứt hoạt động vào ngày 31/12/2018 tại địa bàn các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên, Tân Yên, Lạng Giang, Yên Dũng, Lục Nam.
 

Vì sao “bẻ” lộ trình?

Hiện Bắc Giang còn khoảng hơn 50 lò vòng đang hoạt động, tập trung nhiều tại các huyện Hiệp Hòa (14 lò); Yên Dũng (5 lò); Tân Yên (4 lò), Lục Nam (15 lò)… Chủ các lò vòng này chủ yếu là hộ cá thể, hoạt động tự phát, thuê mặt bằng của các xã để hoạt động, không được cấp dự án. Gần như tất cả các lò vòng này đều không có chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy.

13-32-24-tinh-uy-1142342294

Theo kế hoạch của lộ trình do Bắc Giang đề ra thì sau ngày 31/12/2018, hoạt động sản xuất gạch nung bằng lò vòng tại tỉnh này sẽ bị xóa bỏ. Trong khi người dân tại đây đang trông chờ vào việc thực thi lộ trình này một cách nghiêm túc, thể hiện tính đúng đắn, nghiêm minh của pháp luật thì mới đây Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang có văn bản số 388-TB/TU thông báo ý kiến của Bí thư Tỉnh ủy về việc đồng ý chủ trương gia hạn hoạt động của các cơ sở sản xuất gạch nung lò vòng đến hết năm 2020.

Như vậy, chỉ bằng một thông báo này, Tỉnh ủy Bắc Giang đã “bẻ lái” lộ trình xóa bỏ lò vòng mà trước đó chính tỉnh này xây dựng.

Theo ghi nhận của phóng viên tại các huyện Hiệp Hòa, Lục Nam, Tân Yên… thì người dân tại các địa phương này tỏ ra bức xúc trước động thái của lãnh đạo tỉnh về việc gia hạn cho lò vòng tiếp tục tồn tại thêm 2 năm, không thực hiện nghiêm túc lộ trình cấm lò vòng hoạt động sau ngày 31/12/2018 như chính tỉnh đã đề ra trước đó.

“Người dân chúng tôi mong chờ từng ngày các cơ sở sản xuất gạch lạc hậu này được xóa bỏ theo lộ trình 31/12/2018. Xóa bỏ vĩnh viễn để người dân chúng tôi được hít thở bầu không khí không khói lò gạch. Không nên có trường hợp ngoại lệ. Chính sách đã được đặt ra thì cần phải được thực hiện nghiêm minh không thể nay thế này, mai thế khác được. Chỉ đạo của Chính phủ về lộ trình xóa lò vòng cần phải được thực hiện nghiêm”, người dân tại các xã Xuân Cẩm, Mai Trung (huyện Hiệp Hòa), xã Lan Mẫu (huyện Lục Nam) đều có chung bức xúc khi trao đổi với phóng viên.

Làm việc với chính quyền cấp cơ sở, ông Giáp Văn Ơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Nam khẳng định rang, huyện không đề xuất việc gia hạn hoạt động của các lò vòng đến năm 2020 lên Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Xem thêm
Giá cá lóc tăng 5.000 đồng/kg, nông dân vẫn không có lãi

Tại Trà Vinh, cá lóc bán tại ao tăng thêm 5.000 đồng/kg so với đầu năm, nhưng người nuôi chỉ hòa vốn đến thua lỗ nếu xuất bán.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất