| Hotline: 0983.970.780

Bắc Hà chống rét, bảo vệ đàn gia súc

Thứ Ba 17/12/2019 , 13:15 (GMT+7)

Các xã vùng cao của huyện Bắc Hà (Lào Cai) đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp thiết thực để phòng, chống rét, bảo vệ đàn gia súc...

Ý thức người dân đã chuyển biến

Nằm ở khu vực thượng huyện, xã Lùng Phình với khí hậu giá lạnh, khắc nghiệt nhất mùa đông ở vùng cao Bắc Hà.  

14-29-45_nh_3
Lãnh đạo huyện Bắc Hà tích cực kiểm tra, nắm tình hình phòng, chống rét cho gia súc.

Ông Tẩn Seo Lừ, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Có những năm rét đậm rét hại kéo dài, xuất hiện cả băng giá, sương tuyết. Đáng nhớ nhất, là trận rét lịch sử năm 2008-2009 đã gây thiệt hại nặng nề đến kinh tế, khiến đàn trâu, nghé của xã giảm gần 400 con. Cũng từ đó, rút kinh nghiệm, cấp ủy, chính quyền địa phương đã quyết liệt chỉ đạo người dân Lùng Phình phòng chống rét cho gia súc".

Đáng mừng nhất là đến nay, ý thức phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi của các hộ dân đã có những chuyển biến đáng phấn khởi. Sau sáp nhập, hiện toàn xã vùng cao Lùng Phình còn 3 thôn Tà Chải, Lùng Phình, Pả Chư Tỷ, với 317 hộ dân, gần 1.600 nhân khẩu, trong đó có khoảng 300 hộ nuôi gia súc lớn như trâu, ngựa... để lấy sức cày kéo, phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp. Theo rà soát mới đây, trên 90% số hộ chăn nuôi của xã đã xây dựng được chuồng nuôi kiên cố, cơ bản đảm bảo tránh rét.

Ngay từ đầu vụ rét 2019, bám sát kế hoạch chỉ đạo của huyện là nâng cao nhận thức về tác hại của rét đậm, rét hại cho người chăn nuôi, xã Lùng Phình đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chủ động dự trữ thức ăn sau thu hoạch mùa vụ như tận thu rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp, cắt cỏ, trồng thêm cỏ voi và ngô dày với phương châm không để gia súc thiếu thức ăn trong mùa đông.

Cán bộ khuyến nông xã cũng tích cực bám nắm địa bàn, nhắc nhở bà con cần chú trọng áp dụng các biện pháp kĩ thuật, những kinh nghiệm hay trong công tác phòng chống đói, rét cho đàn gia súc, nhất là khi trời chuyển rét đậm, rét hại, nhiệt độ giảm sâu dưới 10 độ C, cần thực hiện nuôi nhốt, tuyệt đối không được thả rông lên rừng hay buộc gia súc ngoài trời rét; tăng cường bổ sung thức ăn tinh, thức ăn thô như cho ăn thêm bột ngô, cám pha nước ấm, đốt lửa sưởi ấm cho gia súc.

Ông Giàng Sín Mìn, người dân thôn Tà Chải, xã Lùng Phình cho biết: “Gia đình tôi nuôi 3 con trâu, 1 con ngựa, những ngày rét lạnh vừa qua, gia đình đã chủ động che chắn, nuôi nhốt gia súc trong chuồng, tăng cường bổ sung thức ăn như cám hòa nước ấm, cho trâu ăn thêm rơm khô, cỏ tươi đi cắt về để tăng sức đề kháng chống chịu giá rét và bệnh dịch. Gia đình cũng đã xây dựng được 2 chuồng nuôi kiên cố, đã tiêm phòng đợt 2 cho gia súc”.

Chính quyền vào cuộc, chỉ đạo sát sao

Còn tại vùng cao Hoàng Thu Phố, những ngày này nhiệt độ ngoài trời giảm sâu, thời tiết như rét hơn bởi sương mù bao phủ, nhất là lúc sáng sớm và chiều muộn, nhiệt độ ngoài trời từ 7-10 độ C, ban đêm giảm xuống 4-5 độ C. Chủ tịch UBND xã Giàng Seo Vềnh, cho biết: “Trước dự báo sẽ có nhiều đợt rét đậm rét hại, chúng tôi thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, khí hậu để có kế hoạch chỉ đạo kịp thời, linh hoạt, tránh tổn thất về đàn gia súc”.

Ở Hoàng Thu Phố phân hóa thành 2 vùng khí hậu rõ rệt - trên cao và dưới thấp, do đó công tác phòng chống đói, rét cho đàn gia súc có những đặc thù riêng. Với các thôn dưới thấp, cábộ xã xuống tận nơi vận động để bà con mua thêm bạt về che phủ chuồng trại đảm bảo kín đáo, tránh gió lạnh lùa vào chuồng và vệ sinh chuồng trại, vận động bà con trồng thêm cỏ voi, ngô dày làm thức ăn xanh bổ sng cho gia súc khi trời rét hại kéo dài.

14-29-45_nh_2
Các hộ dân chú trọng che chắn, gia cố chuồng trại khi rét lạnh tràn về.
Thời gian tới, Phòng NN - PTNT huyện tăng cường cử cán bộ về cơ sở nắm bắt tình hình, kiểm tra, đôn đốc cơ sở thực hiện các biện pháp phòng, chống đói rét, dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, đặc biệt là đàn gia súc trong vụ đông xuân 2019 – 2020.

Với những thôn vùng cao, phải lùa đàn gia súc xuống vùng thấp ấm hơn để tránh rét, bà con dựng tạm chuồng trại nên xã vận động các hộ này sửa chữa, gia cố chuồng nuôi, quây bạt xung quanh, theo dõi, nắm chắc diễn biến thời tiết để có chỉ đạo kịp thời, hiệu quả, đúng thời điểm.

Ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Bắc Hà cho biết: “Huyện có tổng đàn gia súc trên 21.000 con, chủ yếu là trâu, bò, ngựa, tổng số hộ chăn nuôi gia súc lớn khoảng 6.500 hộ, 4.761 hộ đã có chuồng nuôi nhốt gia súc đảm bảo. Đến nay, huyện đã trồng được 306 ha cỏ voi, trên 56 ha ngô dày vụ thu đông để làm thức ăn cho đàn vật nuôi.

Việc sửa chữa chuồng trại, giữ ấm cho gia súc cũng được khẩn trương thực hiện. Huyện có trên 6.500 hộ nuôi đại gia súc, thì hơn 4.700 hộ có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo".

Đối với những hộ chăn thả gia súc truyền thống, trong tháng 11/2019 vừa qua, chính quyền các xã đã yêu cầu các hộ di chuyển đàn gia súc về nuôi nhốt tại chuồng hoặc những nơi kín gió.

Đối với những xã trên địa bàn có gia súc từ nơi khác chuyển đến tránh rét, UBND huyện yêu cầu địa phương phải nắm rõ số hộ, số đầu gia súc, nơi xuất phát của gia súc di chuyển đến và tạo điều kiện về địa điểm nuôi nhốt gia súc cho các hộ đưa đàn gia súc đi tránh rét.

Xem thêm
Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất