| Hotline: 0983.970.780

Bắc Hà lần đầu phát triển mô hình nuôi ngựa bạch

Thứ Năm 21/07/2022 , 13:01 (GMT+7)

Lần đầu tiên huyện vùng cao Bắc Hà tỉnh Lào Cai triển khai mô hình nuôi ngựa bạch với kỳ vọng cải thiện thu nhập cho người dân.

Nuôi ngựa bạch mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân ở Bắc Hà, Lào Cai. Ảnh: HĐ.

Nuôi ngựa bạch mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân ở Bắc Hà, Lào Cai. Ảnh: .

Ông Đặng Hùng Cương, Chủ tịch UBND xã Bản Liền (huyện Bắc Hà, Lào Cai) cho biết, đây là lần đầu tiên mô hình nuôi ngựa bạch được triển khai trên địa bàn xã thay thế cho việc người dân nuôi ngựa tự phát.

Với việc liên kết các hộ nông dân cùng tham gia mô hình nuôi ngựa bạch sẽ giúp đẩy mạnh quy mô, tăng đàn, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, nâng cao năng suất chất lượng giá trị sản phẩm.

Trong những năm qua bà con nhân dân trên địa bàn xã Bản Liền đã tận dụng lợi thế bãi chăn thả rộng lớn, nguồn thức ăn dồi dào, để phát chăn nuôi ngựa bạch mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập tăng lên.

Tuy nhiên, việc liên kết giúp các hộ chăm nuôi ngựa bạch có chuỗi liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, sớm đăng ký nhãn hiệu tập thể. Đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm từ ngựa của địa phương và giúp các đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển chăm nuôi.

Ông Vàng A Mái ở thôn Đội 3, xã Bản Liền (huyện Bắc Hà) đã nhiều năm nay nuôi ngựa bạch và coi đây như một nguồn thu nhập thay vì nuôi con trâu, con bò. Vì là ngựa bạch của Bắc Hà nên chúng rất khỏe, ít bệnh, người nuôi không tốn nhiều công sức chăm sóc.

"Gia đình tôi hiện nuôi 4 con ngựa bạch. Con nào con nấy cũng đều khỏe mạnh cả. Hằng ngày chỉ việc thả chúng để ngựa tự ăn cỏ, không phải chăm sóc gì đặc biệt. Ngựa bạch Bắc Hà rất phù hợp với nuôi tự nhiên", ông Vàng A Mái nói.

Hiện nay, trên địa bàn xã Bản Liền có 18 hộ nuôi nhưng chỉ có 28 con ngựa bạch cả to và nhỏ. Trong đó, đầu ra của ngựa bạch chủ yếu là làm thực phẩm và nấu cao ngựa bạch. Đây cũng là xã có nhiều ngựa bạch nhất Bắc Hà. Do đó, với mô hình liên kết, xã cũng như chính quyền huyện Bắc Hà kỳ vọng mô hình ngựa bạch sẽ được nhân rộng qua đó mang lại thu nhập tốt nhất cho người dân.

Tuy nhiên, người dân mong muốn sẽ có chính sách cụ thể hỗ trợ họ để nuôi ngựa bạch, giúp tăng đàn nhanh. Bởi do thiếu vốn, khi ngựa bạch lớn, người dân thường đem bán ngựa bạch để lấy tiền chi phí sinh hoạt gia đình. Vì vậy, trong nhiều năm, số lượng ngựa trên địa bàn xã này chỉ duy trì khoảng 20 con, chưa thể tăng số lượng.

Ngựa bạch hiện nay đang rất có giá, trung bình một con ngựa bạch to, đẹp có thể bán được từ 70-100 triệu đồng. Ảnh: HĐ.

Ngựa bạch hiện nay đang rất có giá, trung bình một con ngựa bạch to, đẹp có thể bán được từ 70-100 triệu đồng. Ảnh: .

Với việc ngựa bạch có thể tham gia trình diễn, đua ngựa hằng năm, ông Đặng Hùng Cương cho rằng, ngựa ở Bản Liền thường sợ ô tô do không được ra đường thường xuyên nên đây cũng là một bài toán nan giải. Ngoài ra, ngựa bạch Bắc Hà là giống ngựa bản địa, việc nuôi cũng có tác dụng bảo tồn giống ngựa của địa phương.

Để để mô hình tiếp tục phát triển trong thời gian tới Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bắc Hà Nguyễn Thị Nga đề nghị các hộ dân, cấp ủy xã Bản liền cần tận dụng các nguồn vốn vay ưu đãi từ các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2022-2030 và các chương trình hỗ trợ từ chương trình Nghị quyết 10 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển nông nghiệp, nông thôn để tiếp tục phát triển đàn ngựa bạch trên địa bàn gắn với phát triển du lịch bản địa; liên kết sản suất với các cơ sở bên ngoài để xây dựng thương hiệu, sớm đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Với mô hình chăm nuôi ngựa bạch trên địa bàn xã Bản Liền cũng là mô hình nuôi ngựa bạch đầu tiên của huyện Bắc Hà sẽ giúp người dân tiếp cận kỹ thuật về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, chọn con giống, qua đó giúp phát triển vùng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi tập trung bền vững, tạo việc làm cho lao động, tăng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.