| Hotline: 0983.970.780

Bắc Kạn: Khó di dân khỏi vùng sạt lở

Thứ Ba 08/07/2014 , 08:20 (GMT+7)

Mỗi khi có dự báo mưa lớn, chính quyền các cấp tại Bắc Kạn lại chạy đua với thời gian để kịp thông báo đến các hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở cao.

Nhưng cái khó lại nằm ở việc thuyết phục dân di dời đến nơi an toàn.

Khoét núi làm nhà, nguy cơ sạt lở cao

Khoảng chục năm trở lại đây, các loại phương tiện đào đất (máy xúc, máy ủi) để phá đá, khoét núi mở nền nhà diễn ra phổ biến tại tỉnh vùng cao Bắc Kạn, nhằm đáp ứng nhu cầu làm nhà ở của người dân. Có phương tiện hạng nặng tham gia đào bới, nhiều sườn đồi, núi được người dân ra san phẳng để làm nhà ở. Cũng do đục khoét vào sườn núi bừa bãi, khi chưa có thăm dò địa chất, không có thiết kế các đường rẽ nước mùa mưa theo sườn núi nên nguy cơ sạt lở, vùi lấp mỗi khi có mưa lớn dài ngày xảy ra là rất cao.

Việc đào núi làm nền nhà không chỉ diễn ra bừa bãi ở nơi vùng sâu, vùng xa mà còn ở ngay trung tâm thị xã Bắc Kạn suốt gần 20 năm qua.

Tình trạng vô tổ chức đó đã biến các mặt bằng được đào đục ở các chân núi thuộc các phường Phùng Chí Kiên, Nguyễn Thị Minh Khai, Đức Xuân, Huyền Tụng, Sông Cầu và xã Nông Thượng, thị xã Bắc Kạn, hoặc khu vực trung tâm thị trấn Chợ Mới... thành những dãy nhà dân nhấp nhô bám sát vào ta luy dương, nhiều căn nhà còn thấp hơn so với mái đất của ta luy dương, cá biệt có những chỗ ta luy dương cao hơn nóc nhà đến hàng chục mét.

08-55-33_img_2189
Nhà xây ngay sát ta luy dương cao vút

Vì tiền chi phí cho san gạt mỗi nền nhà quá cao, từ vài chục đến vài trăm triệu tùy thuộc lượng đất đào chở đi nơi khác, đã đẩy giá trị đất lên cao, nên phần nhiều các nhà dân đành xây dựng sát vào ta luy dương cho khỏi lãng phí, uổng công.

Theo khảo sát của NNVN tại các tổ 8, 9, 10 và 12 phường Phùng Chí Kiên, thôn Nam, xã Nông Thượng, thị xã Bắc Kạn, thì nhiều nhà dân xây cao 3 tầng, nhưng nóc nhà vẫn thấp hơn mái ta luy dương.

Chính vì vậy, mùa mưa năm 2006 tại khu vực thôn Nam đã xảy ra vụ sạt lở đất, vùi lấp làm chết và bị thương gần chục người. Tuy nhiên, thời gian qua đi, nỗi đau và sợ hãi dần quên, thì tại nơi bị sạt lở chết người đó, gia chủ đã cho san gạt và bạt mái ta luy cho thoai thoải hơn, rồi tiếp tục xây dựng nhà tạm để ở, mặc cho nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào mỗi khi có mưa bão.

Hơn nữa, đồi núi Bắc Kạn thường rộng và cao, độ dốc lớn, độ che phủ hạn chế, vì thảm thực vật chỉ là rừng trồng mới hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh nghèo kiệt, mỗi khi mưa to, nước dồn từ ngọn núi thành những dòng chảy mạnh, việc hạ phần đất chân núi sẽ luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt đất đá.

Nhiều người dân ở trung tâm thị xã Bắc Kạn chưa quên trận mưa liên tiếp 2 ngày trong mùa mưa bão năm 2008, những tảng đất đá tràn từ ta luy dương rồi đùn cả 3 căn nhà xây 2 tầng ra gữa quốc lộ 3, đoạn qua tổ 1, phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn. Rất may, sự việc diễn ra lúc 9 giờ sáng, nên không có thiệt hại về người...

Còn trận mưa lớn cục bộ diễn ra sáng sớm 18/6/2014 đã làm đất sạt lở và vùi lấp hoàn toàn căn nhà anh Lương Văn Hán ở thôn Nà Đinh, xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông. Rất may, đất sạt lở lúc 6 giờ sáng, mọi người đã kịp chạy ra khỏi nhà nên không có thiệt hại về người, chỉ mất sạch tài sản.

Biết nguy hiểm nhưng khó di chuyển

Ông Hà Kim Oanh, Thường trực Ban Chỉ huy PCBL và TKCN tỉnh Bắc Kạn cho biết hiện có tới hàng nghìn hộ san gạt vào chân đồi núi để làm nhà ở tại tỉnh Bắc Kạn. "Chúng tôi đã đi khảo sát ở nhiều nơi, có nhiều nóc nhà dân thấp hơn ta luy dương, vẫn biết là không an toàn mỗi khi có mưa lớn, nhưng không biết lấy đâu ra tiền để hỗ trợ dân di chuyển nhà. Chúng tôi đành phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân làm nhà xa ta luy dương, đồng thời theo dõi mỗi khi có mưa lớn, nhất là những nhà dân ở chỗ có nền đất yếu, dễ sạt lở...", ông Oanh nói.

08-55-33_img_2117
Tình trạng san gạt đất diễn ra thường xuyên tại thị xã Bắc Kạn

Theo thống kê hàng năm của Ban PCLB tỉnh Bắc Kạn, mới theo dõi và cảnh báo đề phòng lũ quét ở 382 hộ, 1.704 nhân khẩu cư trú dưới thung lũng, gần khe núi, khe suối, rất dễ bị nước lũ gây nguy hiểm đến người và tài sản. Còn những nơi có nguy cơ sạt lở cao thì mới chỉ thực hiện chỉ đạo di chuyển những hộ gia đình phát hiện vết nứt, gãy phía ta luy dương.

Phân vân về nỗi lo sạt lở, bà Phạm Thị Hải ở phường Phùng Chí Kiên chia sẻ: "Các anh thấy đấy, mái đất phía sau nhà tôi cao hơn nóc các nhà xung quanh đây đến cả chục mét, toàn đá sít lẫn đất đỏ rất dễ đổ ụp xuống mỗi khi có mưa to. Tôi cũng như các gia đình khác thấy sợ lắm, nhưng không ở đây thì biết đi đâu. Cứ mỗi khi có mưa to, tôi không sao ngủ được, chỉ mong trời mau sáng, lỡ có lở đất sau nhà còn kịp gọi con cháu chạy ra khỏi nhà".

Bà con hàng xóm của bà Hải đều có chung nhận xét, tất cả là do đất đai nội thị đắt, để san được cái nền nhà mất gần trăm triệu đồng, trong khi công việc không ổn định, thu nhập thấp, lo đủ cơm ăn đã khó, nên có tý tiền san đất làm nhà họ đành xây dựng hết đất cho đỡ lãng phí và tránh tranh chấp sau này.

Ngoài việc tuyên truyền người dân ý thức đề phòng sạt lở đất, các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn còn thường xuyên đi kiểm tra những điểm lún, nứt đất ở những điểm xung yếu, tham mưu cho cấp trên xây dựng các khu tái định cư để di những hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm, đồng thời tham mưu để xây dựng hạ tầng (nền nhà) ở các khu tái định cư, giúp bà con mất nền nhà có cơ hội sống ở những nơi an toàn hơn.

Tuy nhiên, với nguồn kinh phí nhỏ giọt, suốt từ năm 1997 đến nay, chính quyền Bắc Kạn mới thực hiện san gạt được 9 điểm tái định cư nhỏ lẻ. Hơn 100 hộ dân ở nơi có nguy cơ bị sạt lở vùi lấp đã có nơi ở mới, nhưng con số này còn quá ít so với nhu cầu thực tế..

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm