| Hotline: 0983.970.780

Bắc Kạn: Người dân có an cư ở khu tái định cư Khuổi Kén?

Thứ Tư 30/09/2020 , 08:34 (GMT+7)

Nhiều hộ dân chưa thể nhận đất, còn những hộ đã đến sinh sống thì không có việc làm, đó là những bất cập đang tồn tại ở khu tái định cư (TĐC) Khuổi Kén.

Hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Bắc Kạn

Hồ chứa nước Nặm Cắt lớn nhất tỉnh Bắc Kạn được khởi công xây dựng tại xã Dương Quang, TP Bắc Kạn từ đầu năm 2015, có kinh phí đầu tư 448 tỷ đồng. Tổng diện tích thực hiện của dự án là 167,54ha đã làm ảnh hưởng tới đời sống của 358 hộ dân, trong đó có tới 155 hộ phải TĐC.

Trong tháng 10/2020, đơn vị thi công cho chặn dòng đắp đê quai thượng, hạ lưu và xử lý nền móng đập. Dự kiến đến hết tháng 6/2021 công trình hoàn thành thi công phần đập và cho dâng nước hồ.

Song song với triển khai xây dựng hồ Nặm Cắt, đơn vị thực hiện giái phóng mặt bằng (GPMB) của dự án là UBND TP. Bắc Kạn đã đầu tư xây dựng các khu TĐC để tiếp nhận những hộ dân đang sinh sống trong khu vực lòng hồ Nặm Cắt có nhu cầu đất ở.

Học sinh đạp xe đến trường không còn lội suối, đi bộ hàng km tới trường nữa như ở trong bản. Ảnh: Toán Nguyễn.

Học sinh đạp xe đến trường không còn lội suối, đi bộ hàng km tới trường nữa như ở trong bản. Ảnh: Toán Nguyễn.

Đời sống mới.

Khu TĐC Khuổi Kén được đầu tư xấp xỉ 31,74 tỷ đồng với quy mô 120 lô đất để đáp ứng cho người dân phải di dời khỏi vùng lòng hồ Năm Cắt.

Sau khi hoàn thành việc xây dựng, khu TĐC Khuổi Kén được bố trí cho 103 hộ dân sinh sống. Đến nay, đã có hơn 70 hộ đến làm nhà và chuyển đến ở, nhiều người dân đang dần bắt nhịp được với cuộc sống nơi ở mới.

Khuổi Kén đã hoàn thiện những hạng mục thiết yếu như hệ đường giao thông chính, mạng lưới điện và nước sinh hoạt. Người dân sống gần hơn với trung tâm thành phố Bắc Kạn, gần trường học, chợ, bệnh viện và không còn phải đi bộ, lội sông như trước.

Ông Ma Hoàng Kháo, người đang gấp rút hoàn thiện ngôi nhà của mình để đưa cả gia đình đến sinh sống cũng phấn khởi nói: Không biết sau này cuộc sống sẽ như nào, nhưng trước mắt thấy con cháu mình đi học rất thuận tiện, tự đạp xe đi đến trường. Ở tập trung, quây quần, đi đâu cũng tiện, không như trước đây ở trong bản, mỗi khi trời mưa là cả nhà đi đâu cũng khó.

Bà Nông Thị Quyển, một người dân đã sống tại khu TĐC Khuổi Kén được khoảng hơn 1 năm nay chia sẻ, bản thân rất hài lòng với cuộc sống ở đây. Gia đình dành một phần tiền đền bù đã bỏ ra mua được mấy ngàn m2 đất ruộng gần nhà, giờ thì chuyên về trồng rau bán nên có thu nhập ổn định. Con cái thì đi ra phố làm việc khác, trải nghiệm công việc và cuộc sống mới.

Hơn 30 hộ dân đã nhận đất nhưng vẫn chưa thể làm nhà do vị trí nhận đất có taluy cao, nguy cơ mất an toàn. Ảnh: Toán Nguyễn.

Hơn 30 hộ dân đã nhận đất nhưng vẫn chưa thể làm nhà do vị trí nhận đất có taluy cao, nguy cơ mất an toàn. Ảnh: Toán Nguyễn.

Còn lắm nỗi lo

Tuy nhiên vẫn còn 32 hộ gia đình, cá nhân được giao đất TĐC nhưng chưa xây dựng được nhà ở khu TĐC Khuổi Kén. Trong đó có khoảng 20 hộ đã được nhận đất ở phần taluy quá cao có nguy cơ sạt lở đe dọa tới tính mạng. Ngoài ra một số đoạn đường ở khu TĐC vẫn chưa được thi công, rất lầy lội.

Đại diện Ban Quản lý dự án TP. Bắc Kạn thông tin, từ giữa tháng 9/2020 đã tiếp tục xử lý mái taluy và dự kiến sẽ xong trong tháng 11/2020. Những đoạn đường chưa được đổ bê tông là do trùng vào đường vận chuyển đất làm công trình, sau này xong công trình thì lúc đó sẽ làm đường. Chắc chắn trong năm 2020 sẽ di dời toàn bộ người dân ra khỏi lòng hồ, để việc cho dâng nước lòng hồ trong năm 2021 sẽ đạt đúng tiến độ.

Ngoài ra, việc an cư ở khu TĐC còn nhiều vấn đề chưa có hướng giải quyết cụ thể. Những người dân đến ở khu TĐC Khuổi Kén chủ yếu là những hộ người dân tộc thiểu số, chỉ một số ít làm cán bộ hoặc kinh doanh, còn lại sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, trong khi đó khu TĐC thiếu đất sản xuất.

Chỉ có số ít hộ dân chuyển đổi nghề thành công, ổn định đời sống. Ảnh: Toán Nguyễn.

Chỉ có số ít hộ dân chuyển đổi nghề thành công, ổn định đời sống. Ảnh: Toán Nguyễn.

Với những người dân bản vốn quen với việc phát nương làm rẫy, thì nay được một khoản tiền lớn (bao gồm cả tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề), xây được những căn nhà tiền tỷ và ở trong một khu dân cư tập như người phố. Câu hỏi được đặt ra là, với việc không có bằng cấp hay đã từng được đào tạo nghề gì khác, nhất là những người trung tuổi trở lên, thì sau này họ có an cư được ở khu TĐC.

Xem thêm
Bình Thuận có Tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Một làng nghề cây cảnh ở Hà Nội thu hút 200.000 lượt khách du lịch

Năm 2022, điểm du lịch làng quê Hồng Vân, huyện Thường Tín được Hà Nội công nhận OCOP 4 sao. Từ đó đến nay, xã đã đón khoảng 200.000 lượt khách du lịch.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất