| Hotline: 0983.970.780

Bắc Kạn: Thiếu thốn hạ tầng và lương thực

Thứ Sáu 20/03/2015 , 08:35 (GMT+7)

Những thế mạnh của tự nhiên ban cho mảnh đất này bị lãng quên qua nhiều nhiệm kỳ quản lý, cùng với nhận thức có hạn chế của người dân, dẫn đến suốt nhiều năm, đói nghèo, lạc hậu vẫn chồng chất lên cuộc sống người dân thời kỳ trước năm 1997./ Bắc Kạn: Mảnh đất giàu truyền thống cách mạng

Từ khi được tái thành lập lại vào ngày 1/1/1997, do có sự đầu tư của nhà nước, các tổ chức xã hội và cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và người dân tỉnh Bắc Kạn đã từng bước nâng cao đời sống từ vật chất đến thụ hưởng văn hoá cho nhân dân…

Năm 1997, dân số Bắc Kạn khoảng 28 vạn người, cư trú tại 122 xã phường. Trong đó, hơn 50% số dân lúc bấy giờ trong diện nghèo, có cả những hộ dân nơi vùng cao, vùng sâu vẫn chịu cảnh thiếu đói lương thực.

Cơ sở vật chất của trung tâm hành chính tỉnh chính là thị xã Bắc Kạn hiện nay, được xem là có cơ sở vật chất sầm uất nhất  lúc bấy giờ, chỉ là nhà cột gỗ, lợp mái ngói hoặc mái nứa lá.

Những căn nhà cứ đeo bám theo dọc hai bên đường quốc lộ 3 cũ, dài khoảng 2 km tính từ đỉnh Dốc Tiệm phường Phùng Chí Kiên, đến cổng bệnh viện tỉnh Bắc Kạn thuộc phường Nguyễn Thị Minh Khai.

Còn thống kê suốt chặn đường dài 2 km mặt phố ngày đó, chỉ có 174 căn nhà được xây dựng 2 tầng kiên cố, số còn lại là nhà cấp 4 ngói hoá hoặc nhà gỗ lụp sụp.

Khu hành chính của tỉnh chật hẹp, chỉ có Trụ sở làm việc của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND được gọi là khang trang trong căn nhà 3 tầng cũ, toạ lạc trên khu đất rộng khoảng 2.000 m2. Còn các Sở, ngành…. Đều là nhà cấp 4 ngói hoá hoặc tấm lợp pờ rô xi măng.

Đối với hệ thống giao thông đến Trung tâm 3/8 huyện, gồm: Ba Bể, Pác Nặm, Na Rì vẫn là đường cấp phối toàn ổ gà, đá hộc.

Khi trời nắng là bụi còn lúc mưa rất lầy lội. Tuyến xã có 16 xã chưa có đường xe 4 bánh đến trung tâm, 24 xã khác xe ô tô chỉ đến được trụ sở vào mùa khô.

Thống kê sơ bộ còn cho thấy; 71% trụ sở Trạm y tế, UBND cấp xã và hệ thống trường, lớp học thuộc diện tranh tre nứa lá. Khoảng 60% dân số chưa được sử dụng lưới điện quốc gia và hơn 80% dân số bị thiếu nước sinh hoạt hoặc sử dụng nước chưa hợp vệ sinh…

Hơn 95% dân số sống vào nghề nông - lâm nghiệp, nhưng hầu hết hệ thống thuỷ lợi, kênh mương phục vụ sản xuất đều do sức dân tự tạo dựng bằng cách dùng cây, gỗ để che chắn nước ngăn dòng phục vụ sản xuất.

Mùa mưa nước sẵn còn cấy trồng, bước sang mùa khô nước sông suối và khe núi cạn cũng là lúc “cả 3 cùng thả rông” đó là người dân không có nước làm cây vụ đông nên chỉ chơi rông dài, trâu bò cũng thả rông trên núi và ruộng đất trồng lúa không có nước cũng đành thả rông.


Mở đường ô tô vào xã Cổ Linh huyện Pác Nặm

Diện tích tự nhiên của Bắc Kạn rất lớn, với 485.941 ha, nhưng hơn 95% là núi đồi cao, đất có thể trồng lúa là hơn 18.522 ha/năm, còn lại là đất soi bãi, đất rẫy.

Trong khi các cây trồng chủ lực không có, kinh tế lối mòn của người dân ngày đó là phá rừng làm nương.

Rừng bị tàn phá diễn ra tràn lan để lấy gỗ đem bán hoặc phát phá để trồng lúa, ngô… nhưng lương thực vẫn không đảm bảo cho các hộ gia đình.

Do đó, cứ bước vào mùa giáp hạt (tháng 3 hoặc tháng 8 Âm lịch), những xe tải nối dài để chở gạo từ các tỉnh vùng xuôi đưa đến các chợ vùng cao bán cho người dân Bắc Kạn.

Bởi thời điểm năm 1997, hệ số sử dụng đất nông nghiệp của Bắc Kạn chỉ đạt 1,2 lần. Cây trồng chủ lực là những cây có hạt như; lúa nước, lúa nương rẫy và cây ngô. Ngoài ra có các sản phẩm lương thực khác đi kèm là khoai môn, sắn, đỗ tương được gieo trồng tự nhiên và rất manh mún.

Tuy nhiên, lối gieo trồng hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, cùng với các giống cây trồng bản địa lâu năm cũng bị thoái hoá, hay mắc sâu bệnh, và với phương thức sản xuất thủ công truyền thống, làm cho năng xuất thấp, dẫn đến sản lượng lương thực quy thóc chỉ đạt khoảng 280kg/người/năm.

Mặc dù thế mạnh của Bắc Kạn là dân cư thưa thớt, đất tự nhiên rộng, nhiều đồng cỏ, nhưng chăn nuôi gia súc vẫn nhỏ lẻ, với mục tiêu nhà nào cũng có gà, lợn, trâu, bò…nhưng chủ yếu để phục vụ sinh hoạt và lấy sức kéo, chưa có nhiều để biến thành sản phẩm thế mạnh của địa phương.

Các loại cây ăn quả đặc sản bản địa như: Cam, quýt, mơ, mận, hồng không hạt được trồng theo lối tự phát, phục vụ cuộc sống người dân là chính, chưa biến đó thành sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường…

Những thế mạnh của tự nhiên ban cho mảnh đất này bị lãng quên qua nhiều nhiệm kỳ quản lý, cùng với nhận thức có hạn chế của người dân, dẫn đến suốt nhiều năm, đói nghèo, lạc hậu vẫn chồng chất lên cuộc sống người dân thời kỳ trước năm 1997.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Mộc Châu chính thức được công nhận là Khu du lịch quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) vừa ký Quyết định công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.