| Hotline: 0983.970.780

Bắc Kạn: Trả giá đắt về kinh tế công nghiệp

Thứ Sáu 20/03/2015 , 08:35 (GMT+7)

Đến thời điểm năm 1997, tỉnh Bắc Kạn vẫn thiếu nhiều thứ cốt lõi cho thúc đẩy kinh tế phát triển, được gọi là “5 không”.

Đó là: Không công nghiệp, không đường không, không đường sông, không cửa khẩu, không du lịch…

Chính vì sự thiếu thốn đó, Chính quyền Bắc Kạn đã quyết tâm thực hiện bằng được vài tiêu chí như trên, để phục vụ tăng trưởng nóng.

Do đó, lợi thế nguồn tài nguyên khoáng sản như; vàng, chì, kẽm, sắt… tại các huyện Na Rì, Chợ Đồn, Ngân Sơn đã được chính quyền đặc biệt quan tâm theo hướng cấp phép khai thác tận thu, phục vụ cho các nhà máy chế biến khoáng sản tại địa phương.

Đồng thời khuyến khích xây dựng nhà máy, các cơ sở công nghiệp chế biến công - nông, lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị hàng hoá. Mục tiêu là lấy phát triển công nghiệp làm then chốt, từng bước tạo đà cho tăng thu ngân sách, tìm cách giảm dần mức lệ thuộc vào nguồn cung từ Trung ương.

Định hướng rõ ràng, chính quyền nhanh chóng ban hành các văn bản hành chính để hiện thực hoá chủ trương, và được các doanh nghiệp áp dụng vào sản xuất kinh doanh.

Do đó, chỉ sau hơn 7 năm tái lập tỉnh (giai đoạn 1997 đến năm 2005), Bắc Kạn đã cấp phép tận thu hàng loạt mỏ khoáng sản như: Chì kẽm Nà Bốp, Pù Sáp, Khao Bo Bo, Nà Quảng, Việt Trung,… thuộc huyện Chợ Đồn. Mỏ vàng gốc Pác Lạng huyện Ngân Sơn. Các mỏ vàng sa khoáng như: Tốc Lù, Bản Giang, Lạng San, Ao Tây… huyện Na Rì. Mỏ sắt Lùng Lếch, Sĩ Bình,… cũng được khai thác rầm rộ.

Ngoài ra, hàng loạt các nhà náy đã được ngân hàng “chống lưng”, mạnh bạo cho vay hàng trăm tỷ đồng, để xây dựng cơ sở sản xuất hoành tráng như: Nhà máy sản xuất và Lắp ráp ô tô, Nhà máy Tinh bột sắn, Nhà máy Xi măng, May công nghiệp, Nhà máy Gang Cẩm Giàng, Nhà máy kẽm chì của Công ty TNHH Ngọc Linh,…

Còn giai đoạn từ 2008 đến 2010, hàng loạt những khe núi, vũng bùn lầy lội hôi thối, kể cả những bãi chăn thả trâu của con trẻ, đã được các doanh nghiệp và chính quyền Bắc Kạn vẽ thành “tiên cảnh” trong chương trình “đổi vàng lấy du lịch”, với mục tiêu “hợp thức hoá” để cấp 24 mỏ vàng nguyên khai cho các doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

Cũng từ đây, những điểm chăn thả trâu bò bỗng có tên mỹ miều như: Khu du lịch nghỉ dưỡng Đồn Đèn, Làng Sinh Thái sông Năng thôn Bản Cám, Khu Du lịch sinh thái Thác Bạc, Nơi nghỉ dưỡng cao cấp Khang Ninh, Khu Du lịch sinh thái Nà Khoang… theo dự kiến, cứ mỗi điểm du lịch, sẽ được tỉnh cấp cho 1 mỏ vàng, do đó tạo ra cuộc chạy đua “tai tiếng” của các doanh nghiệp, để được chấp thuận đầu tư du lịch, mới có cơ hội nhận mỏ vàng.

Thế nhưng, lối chỉ đạo nóng vội và bài học nhãn tiền là các nhà máy, cơ sở công nghiệp đang không phát huy hiệu quả, đã buộc những đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phải lên tiếng trong các kỳ họp, những câu hỏi chất vấn có đầy đủ lý luận, nhằm khẳng định rằng, các dự án du lịch chỉ là viển vông, không có thực...

Do đó, chính quyền Bắc Kạn mới kịp cấp phép khai thác được 2 mỏ vàng, thì Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Bắc Kạn vào cuộc, cuối cùng “đại dự án đổi vàng lấy du lịch” buộc phải dừng lại, để kiểm điểm trách nhiệm những người đã tham mưu cấp mỏ sai trái với Luật khoáng sản.

Từ chỗ “nóng vội chủ quan duy ý chí” của một số cán bộ chủ chốt lúc bấy giờ, đã để lại giá đắt về những bài học phát triển kinh tế của tỉnh vùng cao này.

Chỉ tính riêng các hầm mỏ khai thác, mỗi năm Bắc Kạn có thu được vài tỷ đồng tiền thuế, phí tài nguyên. Số tiền thu hàng năm của các hầm mỏ, không đủ chi phí cho việc vá láng mặt đường lỡ bị hư hỏng, vì đường hỏng chủ yếu là do xe chở quặng quá tải cày xới.

Còn đối với các nhà máy, cơ sở chế biến công nghiệp thì hậu quả còn nặng nề hơn, bởi chỉ nở rộ như “nấm sau mưa”, rồi đóng cửa để đó, hoặc sản xuất cầm chừng, đã để lại gánh nặng cho các ngân hàng thương mại, bởi hầu hết các Nhà máy, dự án sản xuất công nghiệp đều dựa vào tiền ngân hàng, sau đó “dựng” ống khói cho đẹp, còn hầu như không sản xuất, hoặc có sản xuất thì luôn bị thua lỗ, dẫn đến phá sản.

Vì có Nhà máy đầu tư hàng chục tỷ đồng, chỉ đưa vào vận hành 2 tiếng chạy thử, sau đó bỏ hoang suốt nhiều năm, cuối cùng chủ đầu tư “trả lại” ngân hàng để bán thanh lý sắt vụn, đó là Nhà máy Tinh bột sắn tại xã Xuất Hoá, thị xã Bắc Kạn.

Còn nhà máy càng sản xuất, càng thua lỗ, từ chỗ nợ mấy chục tỷ đồng tiền xây dựng, khi đưa vào vận hành được 5 năm, thì nợ nần chồng chất đến hàng trăm tỷ đồng, chỉ vì dây truyền cũ, lạc hậu nên sản phẩm yếu kém, không thể cạnh tranh, dẫn đến tiền lương công nhân không trả nổi, buộc chủ đầu tư phải bán lại nhà máy cho công ty mua bán nợ với giá hơn chục tỷ đồng như giá bán sắt vụn, đó là Nhà máy Xi măng Bắc Kạn tại xã Xuất Hoá thị xã Bắc Kạn.


Nhà máy xi măng Bắc Kạn, càng sản xuất càng thua lỗ, khi món nợ đến cả trăm tỷ đồng, đã bán lại cho công ty mua bán nợ (ảnh tư liệu)

Đối với Nhà máy Lắp ráp ô tô ở xã Xuất Hoá thị xã Bắc Kạn, đã “độc chiếm” cánh đồng “bờ xôi ruộng mật”, được nông dân ca ngợi là đẹp nhất thị xã Bắc Kạn, nhưng từ khi khánh thành từ năm 2004, cứ cửa đóng then cài im ỉm, bởi sau nhiều năm nghỉ ngơi, mới đây lại chuyển sang chế biến đũa ăn cơm, gây ô nhiễm bị dân sống gần đó vốn đã không ưa, được đà gửi đơn khiếu nại.

Riêng Nhà máy luyện gang tại Cẩm Giàng huyện Bạch Thông, sau 10 năm dựng ống khói để xin mỏ khai thác quặng sắt ở mỏ; Sĩ Bình, Bản Cuôn… Nhưng do sản xuất không hiệu quả, đến cuối năm 2014 đã sang nhượng cho đơn vị khác “thế chỗ”, để tiếp tục sự nghiệp “khai thác quặng sắt” trên địa bàn Bắc Kạn...

Còn các Khu du lịch mới chỉ vẽ “trên giấy”, bởi hầu hết các doanh nghiệp đến Bắc Kạn đầu tư là những ông chủ “tay không bắt giặc”, họ dựa vào quan hệ để vay vốn ngân hàng.

Hoặc tìm mọi cách để xin cấp phép các mỏ khoáng sản, sau đó dùng giấy tờ cấp mỏ thế chấp vào ngân hàng thương mại để lấy tiền đầu tư vào các hạng mục du lịch. Do không phải là những người hiểu biết về du lịch, nên nhà đầu tư cứ tưởng tượng ra rằng, có tiền sẽ “vẽ vượn thành tiên” để lừa khách đến thăm quan.

Thế nhưng, sau những bài học đắt giá của việc đầu tư khai thác khoáng sản và xây dựng các nhà máy sản xuất công nghiệp, các ngân hàng thương mại và chính quyền Bắc Kạn đã “thức tỉnh” giấc mộng làm công nghiệp và du lịch, đành “buông” để doanh nghiệp tự cạnh tranh và đầu tư theo năng lực thật của mỗi doanh nghiệp.

Do đó, nhiều khu du lịch được tỉnh Bắc Kạn hỗ trợ đầu tư ban đầu như thế nào, nay vẫn cứ nằm yên tại chỗ, doanh nghiệp không vay được tiền, không xin được mỏ vàng nên cũng bỏ cuộc chơi, nhường lại cho cỏ cây che kín lối đi như: Dự án du lịch nghỉ dưỡng Đồn Đèn, Bản Cám, Khang Ninh, Thác Bạc…

Có lẽ, chỉ với 3 bài học đắt giá về chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội địa phương, đã làm cho Bắc Kạn “tiến chậm” hơn so với tiềm năng và thế mạnh sẵn có. Nhưng, từ bài học đó, đã giúp cho các thế hệ lãnh đạo sau này của Bắc Kạn có cách nhìn, cùng tư duy thấu đáo hơn, trước khi quyết định đường hướng phát triển kinh tế vĩ mô, từng bước đem lại niềm vui cho người dân.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm