| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu: Bể nợ chấn động xóm nghèo

Thứ Tư 13/01/2010 , 10:38 (GMT+7)

Cả trăm hộ dân nghèo tích cóp tiền bán lúa, bán heo bao năm, kể cả bán vòng vàng ngày cưới góp vốn cho vợ một cán bộ Ngân hàng NN- PTNT để hưởng lãi suất cao, nào ngờ.

Những nạn nhân bị quỵt nợ

Cả trăm hộ dân nghèo tích cóp tiền bán lúa, bán heo bao năm, kể cả bán vòng vàng ngày cưới góp vốn cho vợ một cán bộ Ngân hàng NN- PTNT để hưởng lãi suất cao, nào ngờ.

Ông Nguyễn Trung Quốc, cán bộ Ngân hàng NN-PTNT huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) vừa tuyên bố vợ ông là bà Đoàn Thị Lam Em (tên thường dùng để giao dịch là Đoàn Thị Lam)-nhân viên Cty BHNT Prudential Chi nhánh Bạc Liêu bể nợ đã gây chấn động cho cả xóm nghèo thuộc xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi.

Trong những ngày cận Tết Nguyên đán lẽ ra người dân phấn khởi có cái Tết vui vẻ, ấm cúng nhờ lúa trúng mùa bán được giá cao. Ngược lại, một bầu không khí ảm đạm bao trùm cả xóm nghèo này. Hay tin bà Lam Em bể nợ đã có nhiều người làm đơn tố giác gửi các cơ quan chức năng, tổng số tiền bà Lam Em chiếm đoạt tính sơ sơ trên 2 tỉ đồng. Trong đó, ông Trần Quang Văn- Tổ trưởng tổ vay vốn nông nghiệp (ấp Mỹ Phú Đông, xã Vĩnh Hưng) là người bị quỵt nợ nhiều nhất - gần 1,6 tỉ đồng.

Đáng nói số tiền này ông Văn cũng huy động góp vốn vay của 7 hộ khác, với lãi suất là 4%/ngày, tương đương 120% tháng. Ông Văn cho bà Lam Em vay lại với lãi suất 6%/ngày, tương đương 180%/tháng. Tiền vay có được bà Lam Em tiếp tục cho các hộ dân vay để đáo hạn ngân hàng, với lãi suất từ 8-10%/ngày, tương đương 240%-300%/tháng. Cụ thể là những hộ dân đến hạn không có tiền trả nợ ngân hàng phải vay bạc nóng để trả nợ, sau đó vay vốn tiếp.

Để có số tiền gần 1,6 tỉ đồng cho bà Lam Em vay, ông Trần Quang Văn đã vay vốn của các ông Nguyễn Quốc Thống – cán bộ Ngân hàng Chính sách huyện Vĩnh Lợi 409 triệu đồng, vay bà Võ Thị Diện (vợ ông Phạm Trung Kiên – Giám đốc Quỹ tín dụng xã Vĩnh Hưng) 250 triệu đồng, vay ông Trần Văn Non 200 triệu, Trần Văn Thao 80 triệu, Võ Kim Lành 60 triệu, Tô Bích Thủy 30 triệu, Châu Quốc Huy- xã đội Vĩnh Hưng 205 triệu.

Số tiền của 7 hộ mà ông Văn vay vốn với lãi suất 4%/tháng nói trên ngoài tiền nhà dành dụm, bán lúa, bán vịt thì các hộ này còn huy động vốn của hàng chục hộ khác với lãi suất 3- 5%/tháng để kiếm lời. Trong số tiền 1,6 tỉ đồng mà ông Văn cho bà Lam Em vay để hưởng lãi suất 6%/ngày, thì ông Văn chỉ có hơn 300 triệu. Có được số tiền lớn này, là do ông cầm cố đất được 110 triệu đồng, vay Quỹ tín dụng xã được 36 triệu đồng, còn lại là số tiền bán lúa, hốt hụi và vay vốn từ anh, em ruột và con cháu.

Theo ông Văn trình bày, cách nay gần hai năm, ông Nguyễn Trung Quốc- cán bộ tín dụng Ngân hàng NN-PTNT Vĩnh Lợi phụ trách xã Vĩnh Hưng cho biết, có rất nhiều hộ dân “kẹt vốn” muốn vay vốn với lãi suất cao để đáo hạn ngân hàng. Và có nhã ý với ông huy động vốn để cho các hộ dân vay lại. Thông qua ông Quốc, ông Văn huy động vốn và cho bà Lam Em vay lại, bà Lam Em tiếp tục cho các hộ cần đáo hạn vay tiếp, vì nhờ chồng mà bà Lam Em biết rõ những đối tượng nào cần vay vốn để đáo hạn ngân hàng. Gần hai năm làm ăn suôn sẻ, lúc đó mỗi lần ông Văn cho bà Lam Em vay vốn từ 30 – 40 triệu động và khoảng 2-3 ngày là hoàn lại vốn lẫn lãi nên ông Văn rất tin tưởng.

Ông Hồ Thái Nguyên, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu cũng cho biết, đã chỉ đạo Giám đốc ngân hàng NN-PTNT Chi nhánh tỉnh làm rõ hình thức huy động vốn để cho người dân vay vốn đáo hạn ngân hàng với lãi suất cao, có liên quan đến cán bộ ngân ngàn hay không.

Cuối tháng 6/2009, bà Lam Em có cho ông Văn biết là chồng bà (ông Quốc) đang thẩm định hồ sơ vay vốn của ông Mum, ông Nghị và một số hộ nữa chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng, mua bán tạp hóa nên cần gấp một số tiền lớn ứng trước trong thời gian ngắn ngân hàng giải ngân vốn thì trả lại tiền. Do đó, chỉ trong mấy này ông Văn đã huy động vốn của anh em, con cháu, hàng xóm hàng chục hộ được tổng cộng 1,548 triệu đồng, với lãi suất 4% tháng, rồi cho bà Lam Em vay, mỗi lần nhận tiền từ ông Văn bà Làm Em đều có làm biên nhận. “Những lần trước chỉ 2-3 ngày là trả lại vốn, nhưng lần vay này đến 3 tuần lễ mà bà Lam Em vẫn không trả vốn lẫn lãi, lại bật vô âm tín, hỏi thì bà Lam Em cho rằng: Chồng tôi chưa thẩm định hồ sơ xong” – ông Văn nói.

Ông Văn cho biết, quá bức xúc về việc vay và trả vốn của bà Lam Em không đúng theo giao ước, ông đã trực tiếp điện thoại, tìm đến cơ quan, đến nhà và được ông Quốc (chồng bà Lam Em) kêu đem các chứng từ mà vợ ông đã ký nhận vay vốn, khi xem xong thì ông Quốc yêu cầu mời các chủ nợ lại để thương lượng cách thanh toán nợ. Ông Quốc nói, đây là việc làm của vợ ông nên không biết và tuyên bố vợ ông đã chính thức bể nợ, không còn khả năng trả nợ, muốn gì thì đi thưa bà Lam Em, chứ không có liên quan gì đến ông. Ông Quốc còn cho biết, là sắp ly dị vợ.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm