| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu: Xây dựng thêm 10 cánh đồng mẫu lớn

Thứ Hai 02/03/2020 , 11:05 (GMT+7)

Năm 2020, Bạc Liêu sẽ tiếp tục triển khai xây dựng thêm 10 cánh đồng lớn, nâng tổng số toàn tỉnh lên 38 cánh đồng lớn.

Năm 2020, Bạc Liêu sẽ xây dựng thêm 10 cánh đồng lớn, qua đó nâng số cánh đồng lớn toàn tỉnh lên 38 cánh đồng.

Năm 2020, Bạc Liêu sẽ xây dựng thêm 10 cánh đồng lớn, qua đó nâng số cánh đồng lớn toàn tỉnh lên 38 cánh đồng.

Nhằm tạo điều kiện và khuyến khích nông dân phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thời gian qua, Sở NN-PTNT Bạc Liêu, đã phối với chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân liên kết sản xuất, thành lập các THT, HTX sản xuất theo mô hình chuỗi liên kết giá trị, xây dựng cánh đồng mẫu lớn (gọi tắt là CĐL) ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tạo vùng nguyên liệu rộng lớn đáp ứng yêu cầu thị trường và kêu gọi các Cty, doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân, đảm bảo lợi ích thiết thực giữa các bên tham gia liên kết.

Năm 2019, tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng mới 7 CĐL, nâng tổng số cánh đồng mẫu lớn toàn tỉnh lên 28 cánh đồng trên cây lúa, với diện tích canh tác 17.932ha.

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, nhiều địa phương đã thực hiện hợp tác liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ, nông sản trên địa bàn tỉnh được 53.474ha (chiếm 28,27% diện tích gieo trồng lúa, tăng 8.552ha so với năm 2018); sản lượng bao tiêu 338.254 tấn (chiếm 29,59% tổng sản lượng lúa, tăng 74.947 tấn so với năm 2018).

Tỉnh Bạc Liêu khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Bạc Liêu khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Trọng Linh.

Tiêu biểu trong hình thức liên kết này, có HTX nông nghiệp Vĩnh Cường liên kết sản xuất lúa, bao tiêu cho nông dân 33.500ha; Cty Cổ phần VTNN Bạc Liêu liên kết sản xuất bao tiêu 1.500ha; Cty TNHH MTV lương thực Vĩnh Lộc liên kết sản xuất bao tiêu 2.000ha và các đơn vị khác (Cty Lương thực Bạc Liêu, Cty Đất Phù Sa, Cty An Gia Nông, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh, HTX Thạnh Trị, Công ty TNHH MTV HB Bạc Liêu, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương, Công ty TNHH Phân bón Cửu Long...) đã liên kết sản xuất và bao tiêu trên 16.000ha lúa.

Anh Nguyễn Văn Linh, nông dân ấp Phước Hòa Tiền (TT Phước Long, huyện Phước Long) cho biết: “Việc tham gia mô hình CĐL mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nông dân. Đó là thuận lợi trong việc xuống giống đồng loạt, chủ động về nguồn nước, phòng chống dịch bệnh, thu hoạch tập trung xuống giống và lợi nhuận tăng cao hơn so với sản xuất truyền thống”.

Theo ông Trương Phước Hiền, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Phước Long, khi tham gia CĐL, nông dân sẽ được nhiều lợi ích như cần SX giống gì thì Cty sẽ đáp ứng cung cấp giống đó (giống được qua cấp xác nhận, sau đó được Cty thu mua lại); chủ động được nguồn nước, bơm tác tập trung, ít tốn công và thời gian; được bao tiêu sản phẩm đầu vào, đầu ra và giá thành cáo hơn giá thị trường 100 - 200 đồng/kg tùy thuộc vào giống lúa…

“Hiện nay, trên địa bàn huyện có 8 CĐL, gắn liền với ô đê bao khép kín gắn liền với các trạm bơm điện. Hiện nay, hầu hết các cánh đồng mẫu lớn được các Cty ký liên kết sản xuất cung cấp giống và bao tiêu đầu ra. Vụ lúa ĐX vừa qua năng suất lúa từ cánh đồng mẫu lớn đạt 7 tấn/ha.”, ông Hiền cho biết thêm.

Ưu tiên sản xuất các giống lúa thơm chất lượng cao, được thị trường ưa chuộng và thích ứng với biến đổi khí hậu như Nàng Hoa 9, Đài Thơm 8, RVT, OM 5451, OM 7347, DS 1, Lộc Trời 1, Lộc Trời 18, hay các giống lúa thích ứng với hạn mặn như ST 24, ST 25… Ảnh: Trọng Linh.

Ưu tiên sản xuất các giống lúa thơm chất lượng cao, được thị trường ưa chuộng và thích ứng với biến đổi khí hậu như Nàng Hoa 9, Đài Thơm 8, RVT, OM 5451, OM 7347, DS 1, Lộc Trời 1, Lộc Trời 18, hay các giống lúa thích ứng với hạn mặn như ST 24, ST 25… Ảnh: Trọng Linh.

Cũng từ việc xây dựng CĐL gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm đã có nhiều mô hình hiệu quả. Cụ thể như mô hình CĐL của Cty TNHH MTV Lương thực Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân (Tập đoàn Lộc Trời) liên kết sản xuất với nông dân. Giá thành sản xuất của mô hình của Tập đoàn Lộc Trời giảm (so với sản xuất ngoài CĐL) khoảng 300 đồng/kg lúa, lợi nhuận tăng thêm hơn 2 triệu đồng/ha.

Theo ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT Bạc Liêu, tuy có nhiều lợi ích nhưng cũng phải thừa nhận rằng, qua gần 10 năm thực hiện, mô hình CĐL phát triển khá chậm và chưa tạo được những đột phá lớn trong sản xuất, nâng cao giá trị của hạt lúa. Từ năm 2012 đến nay, toàn tỉnh chỉ xây dựng 28 CĐL với tổng diện tích gieo trồng 53.474ha.

“Để hoàn thành mục tiêu Nghị quyết số 03 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đề ra, thời gian tới ngành nông nghiệp sẽ tập trung sản xuất các giống lúa chất lượng cao và sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp”, ông Ly cho biết.

Nông dân tham gia cánh đồng mẫu lớn sẽ được nhiều thuận lợi trong sản xuất, được bao tiêu đầu vào đầu ra, đặc biệt đảm bảo giá lúa luôn ổn định. Ảnh: Trọng Linh.

Nông dân tham gia cánh đồng mẫu lớn sẽ được nhiều thuận lợi trong sản xuất, được bao tiêu đầu vào đầu ra, đặc biệt đảm bảo giá lúa luôn ổn định. Ảnh: Trọng Linh.

Cũng theo ông Ly, tỉnh sẽ ưu tiên sản xuất các giống lúa thơm chất lượng cao, được thị trường ưa chuộng và thích ứng với biến đổi khí hậu như Nàng Hoa 9, Đài Thơm 8, RVT, OM 5451, OM 7347, DS 1, Lộc Trời 1, Lộc Trời 18, hay các giống lúa thích ứng với hạn mặn như ST 24, ST 25… Đồng thời, duy trì phát triển lúa mùa đặc sản địa phương như Tài nguyên, Một bụi đỏ...

Dự kiến Kế hoạch năm 2020, Sở NN-PTNT Bạc Liêu, tiếp tục triển khai xây dựng thêm 10 cánh đồng lớn, nâng tổng số toàn tỉnh lên 38 cánh đồng lớn, với tổng diện tích liên kết sản xuất, bao tiêu là 76.000ha lúa.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.