| Hotline: 0983.970.780

Bắc Ninh: Chuyển đổi 1.000ha đất lúa sang cây trồng khác

Thứ Năm 19/09/2019 , 08:59 (GMT+7)

Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ và tỉnh Bắc Ninh, sau 5 năm triển khai, lĩnh vực trồng trọt trên quê hương quan họ có sự chuyển dịch, khởi sắc rõ nét.

12-58-24_mo_hinh_trong_ru_cong_nghe_co_cu_mot_donh_nghiep_tren_di_bn_tinh_bc_ninh
Sau 5 năm tái cơ cấu, giá trị ngành trồng trọt tỉnh Bắc Ninh hiện đạt bình quân trên 100 triệu đồng/ha

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bắc Ninh, sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu, mặc dù tổng diện tích gieo trồng đến năm 2018 còn hơn 80.000ha, giảm trên 8.000ha so với năm 2014 do đất nông nghiệp được chuyển đổi, sử dụng sang mục đích khác, song nhìn chung cơ cấu cây trồng chuyển dịch tích cực theo hướng mở rộng diện tích sản xuất hàng hóa, chuyên canh có giá trị kinh tế cao.

Theo số liệu thống kê mới nhất, giá trị trồng trọt trên 1ha canh tác mỗi năm của Bắc Ninh liên tục tăng qua các năm, năm 2018 đạt 104 triệu đồng/ha, tăng xấp xỉ 13 triệu đồng/ha so với năm 2014. Qua đó, giá trị trồng trọt đạt trên 3.500 tỷ đồng, chiếm trên 39% toàn ngành, đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch đề ra theo Quyết định số 1203/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh ngày 18/11/2014.

Ông Phạm Văn Chiến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bắc Ninh cho biết, điểm nhấn trong quá tri tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt của Bắc Ninh là 5 năm qua đã chuyển đổi được trên 1.100ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại rau màu, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

Ước tính sơ bộ của ngành nông nghiệp Bắc Ninh, giá trị mô hình chuyển đổi cây lúa kém hiệu quả sang cây trồng hàng năm (cây rau màu, hoa cây cảnh) cho giá trị cao hơn từ 50-250 triệu đồng/ha. Chuyển từ cây lúa sang cây ăn quả lâu năm (chuối, cam, bưởi) cao hơn từ 100-450 triệu đồng/ha. Chuyển từ cây lúa sang nuôi thủy sản cao hơn từ 230-400 triệu đồng/ha.

Cũng trong 5 năm tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, đến tỉnh Bắc Ninh đã hình thành được 44 cơ sở trồng trọt ứng dụng công nghệ cao với diện tích trên 200ha, tập trung vào cây lúa, rau an toàn, hoa, cây cảnh. Trong đó, có 29 cơ sở sản xuất trong nhà lưới, nhà kính với diện tích nhà lưới trên 9ha và nhà kính trên 10ha. Nhiều mô hình trồng trọt nông nghiệp công nghệ cao đã cho thu nhập ổn định cả tỷ đồng/năm.

Ngoài việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh cũng chủ động đầu tư một trung tâm sản xuất thực nghiệm nông nghiệp công nghệ cao với quy mô 18ha. Đây là nơi sản xuất thực nghiệm quy trình, công nghệ, nhân giống các giống cây chất lượng cao như ly, hoa lan, nấm ăn, nấm dược liệu, chuyển giao cho các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Một dấu ấn khác sau 5 năm tái cơ cấu, tỉnh Bắc Ninh đã có thành tựu nhảy vọt trong cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp khi hiện tỷ lệ cơ giới hóa trong làm đất đạt 95%, khâu thu hoạch đạt trên 80%, khâu tưới tiêu đạt trên 95%, khâu phun thuốc bảo vệ thực vật đạt trên 50%, khâu gieo cấy đạt khoảng 10%.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh hiện có 6 nhà máy sấy, 60 kho lạnh để chế biến, bảo quản nông sản, qua đó giúp nông dân chủ động bảo quản giống, nông sản sau thu hoạch nhằm giảm tổn thất, hao hụt, từ đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bắc Ninh, toàn tỉnh hiện có khoảng 98 trang trại, gia trại sản xuất trồng trọt, trong đó có 47 cơ sở đạt tiêu chí trang trại (diện tích từ 2,1ha trở lên và giá trị sản lượng hàng hóa đạt trên 700 triệu đồng/năm); 22 HTX chuyên ngành trong lĩnh vực trồng trọt đã chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012. Có 9 doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh đầu tư vào sản xuất, kinh doanh rau an toàn và hoa cao cấp công nghệ cao như: Tập đoàn Dabaco Việt Nam, Delco Farm Agriculture, Công ty Cổ phần Đại Thành, Công ty Hương Việt Sinh, Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm - Bắc Ninh… với giá trị đầu tư lên tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng.

Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu, với những thành quả và hạn chế tồn tại đã được chỉ ra, ngành trồng trọt Bắc Ninh định hướng đến năm 2030 tiếp tục mục tiêu cơ cấu lĩnh vực trồng trọt tiếp tục gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, trong đó hiệu quả và năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững luôn phải bám sát Đề án tái cơ cấu của Chính phủ và UBND tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất