Thứ sáu, 29/03/2024 | 15:00 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 18:56, 15/09/2020

Bắc Ninh có 19 sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ sở hữu trí tuệ

Theo Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Ninh, trên địa bàn tỉnh hiện có 19 sản phẩm nông nghiệp, làng nghề được bảo hộ sở hữu trí tuệ tập thể.
Tỏi An Thịnh, huyện Lương Tài là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh, là 1 trong 84 sản phẩm được cấp bảo hộ sở hữu trí tuệ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý của cả nước. Ảnh: Ngọc Hải.

Tỏi An Thịnh, huyện Lương Tài là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh, là 1 trong 84 sản phẩm được cấp bảo hộ sở hữu trí tuệ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý của cả nước. Ảnh: Ngọc Hải.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đây đều là các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, sản phẩm làng nghề chủ lực và các sản phẩm làng nghề truyền thống nổi tiếng lâu đời của tỉnh Bắc Ninh.

Trong đó, có 10 sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận có tương Đình Tổ, đậu Trà Lâm, nem Bùi (huyện Thuận Thành); Bánh Phu Thê Đình Bảng, gạo nếp nhung Tam Sơn (thị xã Từ Sơn); Bánh tẻ làng Chờ, bánh đa nem Yên Phụ, nếp cái hoa vàng Yên Phụ (huyện Yên Phong); Cà rốt (huyện Gia Bình) và gạo tẻ thơm (huyện Quế Võ).

8 sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ dưới hình thức nhãn hiệu tập thể gồm: Đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn); Gốm Phù Lãng, Khoai tây (huyện Quế Võ); Đồng Đại Bái, Tre trúc Xuân Lai (huyện Gia Bình); Gà Hồ, Đồ gỗ mỹ nghệ Bình Cầu (huyện Thuận Thành); Mây tre đan Xuân Hội (huyện Tiên Du).

Đặc biệt, tỏi An Thịnh, huyện Lương Tài là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh, là 1 trong 84 sản phẩm được cấp bảo hộ sở hữu trí tuệ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý của cả nước.

Ban tổ chức trao Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý 'An Thịnh' cho sản phẩm tỏi của Lương Tài. Ảnh: Thanh Ngân.

Ban tổ chức trao Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý "An Thịnh" cho sản phẩm tỏi của Lương Tài. Ảnh: Thanh Ngân.

Mới đây, ngày 11/9, Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Ninh phối hợp với UBND huyện Lương Tài tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý “An Thịnh” cho sản phẩm tỏi của Lương Tài.

Tỏi là cây màu truyền thống lâu đời được người dân trồng trên đồng đất An Thịnh. Với chất đất thịt pha cát nhẹ nên tỏi ở đây củ to đều, nhánh mẩy bóng. Đặc trưng của tỏi An Thịnh là mùi thơm nồng, cay, chất tinh dầu đậm đặc hơn các loại tỏi khác. Tỏi An Thịnh cho năng suất và giá trị kinh tế cao, từ 7 - 8 tạ tỏi tươi/sào, sau khi hun, sấy còn khoảng 3 tạ/sào, cho thu nhập cao gấp 3 - 4 lần cấy lúa

Tại buổi lễ , Ban tổ chức công bố và trao Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý “An Thịnh” cho sản phẩm tỏi của Lương Tài và trao Giấy Chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “An Thịnh” cho 10 hộ sản xuất tỏi tiêu biểu ở An Thịnh.

Trước đó, cũng trong năm 2020, huyện Gia Bình cũng đã được cấp Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận thương hiệu “Cà rốt Gia Bình”. Đây được xem như bệ phóng giúp thương hiệu ‘Cà rốt Gia Bình” vươn xa và là động lực để người dân thêm quyết tâm làm giàu từ nông nghiệp.

Cây cà rốt được đưa vào trồng trên vùng đất bãi trù phú ven sông Đuống từ năm 2010. Với chất đất màu mỡ, cà rốt cho năng suất, chất lượng và trở thành cây trồng thế mạnh của các xã ven sông huyện Gia Bình trong nhiều năm qua.

Qua thống kê, bình quân giai đoạn 2010 - 2020, tỉnh Bắc Ninh luôn đứng trong tốp đầu cả nước về số lượng đơn đăng ký và văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ, số lượng đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng 18,8%/năm, số lượng văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp tăng 14%/năm.

Nguyên Huân

Khu phố có doanh thu 150 tỉ đồng/năm nhờ làm nem Bùi

Khu phố có doanh thu 150 tỉ đồng/năm nhờ làm nem Bùi

Khu phố Bùi Xá thuộc phường Ninh Xá, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hiện có khoảng 130 hộ làm nem Bùi mỗi năm tạo ra doanh thu 140-150 tỉ đồng.

Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa

Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa

HÀ TĨNH Xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) có gần 500 hộ trồng cà dừa với diện tích 25ha, thu nhập gấp 3-4 lần so với cấy lúa, bình quân đạt hơn 200 triệu đồng/ha.

Giống lúa nếp cổ truyền bên dòng sông Văn Úc

Giống lúa nếp cổ truyền bên dòng sông Văn Úc

HẢI PHÒNG Có nghiên cứu cho rằng giống lúa nếp cái hoa vàng tại xã Đại Thắng được lưu truyền từ thời nhà Lý, qua nhiều thế kỷ người dân vẫn giữ được giống lúa đặc sản.

Chứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết

Chứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết

YÊN BÁI Năm nay đã hơn 100 tuổi, ông Sùng Sấu Cua hiểu từng cây chè Shan tuyết ở Phình Hồ như từng đứa con của mình và quyết gìn giữ chúng cho muôn đời sau.

Giống xoài cát đặc sản trứ danh ‘đất Chín Rồng’

Giống xoài cát đặc sản trứ danh ‘đất Chín Rồng’

Theo các cụ cao niên, xoài cát Hòa Lộc có ở địa phương từ đầu những năm 1930, nó được tìm thấy lần đầu tại xã Hòa Lộc, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường (cũ).

Nức tiếng bò giàng Quế Hậu, mỹ vị nơi đất trời Kỳ Sơn

Nức tiếng bò giàng Quế Hậu, mỹ vị nơi đất trời Kỳ Sơn

Đất Kỳ Sơn khốn khó đủ bề, để xây dựng sản phẩm đặc trưng cực kỳ gian nan. Nói thế để thấy thương hiệu thịt bò giàng Quế Hậu không ngẫu nhiên mà có.

Làng nem chả hoạt động hết công suất phục vụ thị trường Tết

Làng nem chả hoạt động hết công suất phục vụ thị trường Tết

Không rộn ràng như các làng hoa, làng bún bánh, những ngày này làng nem chả Chợ Huyện (huyện Tuy Phước, Bình Định) lặng lẽ sản xuất hết công suất để phục vụ Tết.

Ngắm đã mắt những vườn quýt hồng Lai Vung mùa Tết

Ngắm đã mắt những vườn quýt hồng Lai Vung mùa Tết

ĐỒNG THÁP Những ngày cận Tết, nông dân trồng quýt hồng huyện Lai Vung mở cửa phục vụ khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm, mua đặc sản quýt hồng.

Ngày hội Nông sản Lai Vung thu hút hơn 25 ngàn lượt khách tham quan

Ngày hội Nông sản Lai Vung thu hút hơn 25 ngàn lượt khách tham quan

ĐỒNG THÁP Qua 3 ngày tổ chức, Ngày hội Nông sản huyện Lai Vung 2024 đã thu hút trên 25 ngàn lượt khách đến tham quan và thưởng thức các món ăn đặc sản tại địa phương.

Xem Thêm