| Hotline: 0983.970.780

Bắc Ninh: Hàng trăm hộ dân lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích

Thứ Sáu 05/04/2019 , 08:55 (GMT+7)

Tháng 7/2018, hàng loạt lãnh đạo, cán bộ xã Long Châu, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) đã bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan đến vi phạm về đất đai.

Sau gần 1 năm, người thì đã bị bắt, nhưng thực trạng lấn chiếm đất thì vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
 

Đại án từ đất đai

Ngày 23/3/2017, ông Nguyễn Duy Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Phong đã ban hành Kết luận thanh tra số 302/KL-UBND nêu rõ hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai và bán đất trái thẩm quyền tại xã Long Châu, huyện Yên Phong.

08-18-42_nhieu_ho_dn_ln_chiem_bng_kiot
Những ki ốt được dựng trên đất lấn chiếm

UBND huyện Yên Phong kết luận: UBND xã Long Châu buông lỏng công tác quản lý đất đai trên địa bàn để lãnh đạo HTX và thôn Chi Long giao cấp đất trái thẩm quyền trong suốt thời gian dài không được xem xét xử lý; tình trạng một số hộ gia đình lấn, chiếm, sử dụng đất sai mục đích không có biện pháp ngăn chặn, không xử lý các sai phạm kịp thời... để công dân bức xúc, đơn thư tố cáo vượt cấp ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị chung của huyện.

Đến ngày 30/7/2018, CQCSĐT CA huyện Yên Phong ra Quyết định khởi tố bị can đối với các ông: Nguyễn Năng Bình, SN 1960; Nguyễn Văn Sơn, SN 1958; Nguyễn Văn Phi, SN 1951; Nguyễn Văn Cương (tên gọi khác là Nguyễn Xuân Cương), SN 1952; Nguyễn Văn Thịnh, SN 1977, đều cùng ở thôn Chi Long, xã Long Châu và ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Cương và Nguyễn Văn Thịnh để tiếp tục điều tra về hành vi phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi thành công vụ” quy định tại Điều 181, BLHS năm 1999.

Có thể thấy, năm 2018 là một năm “đại hạn” với cơ quan quản lý địa phương xã Long Châu, khi mà hàng loạt cán bộ bị cách chức và bắt giữ. Thế nhưng, thực trạng người dân lấn chiếm đất đai, xây dựng các ki ốt trái phép vẫn còn tồn tại, thách thức pháp luật mà không được giải quyết triệt để.
 

Bất lực và yếu kém

Tại địa bàn huyện Yên Phong hiện nay còn đến gần 600 hộ dân vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, rải rác khắp nơi, đặc biệt ở các xã giáp ranh khu công nghiệp. Ngay tại một thôn nhỏ như thôn Mẫn Xá, thuộc xã Long Châu, sau nhiều lần tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai cũng chỉ “giải quyết” được một số trường hợp, vẫn còn đến hàng chục hộ vi phạm lấn chiếm đất công, tự ý xây dựng công trình trái với quy định pháp luật.

Ông Nguyễn Bá Canh, Chủ tịch UBND xã Long Châu cho biết, tình trạng người dân thôn Mẫn Xá lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích đã diễn ra từ năm 2009. Ngày 02/5/2018 UBND xã Long Châu đã tổ chức thi hành cưỡng chế lần thứ 2 đối với trường hợp xây dựng lán tạm, ki ốt trái phép. UBND xã đang tiến hành lập biên bản để tiến hành cưỡng chế lần cuối cùng vào cuối tháng 6/2019, chấm dứt tình trạng này.

Tuy nhiên, theo thông tin từ người dân cung cấp, thì không chỉ những lán tạm, ki ốt là được xây dựng trái phép, mà không ít hộ dân đã xây dựng công trình kiên cố, đưa vào sinh sống và kinh doanh từ lâu. Con số những hộ gia đình vi phạm lên đến khoảng 50 hộ, tiêu biểu như nhà Cường (Hoa), nhà Thơm (Hạt), nhà Nghị (Bé),... với diện tích từ 50 đến cả trăm mét vuông.

08-18-42_ln_chiem_dt_cong_bng_cong_trinh_kien_co
Lấn chiếm đất công bằng công trình kiên cố

Đối với hơn 50 hộ gia đình này, không ít người dân cho rằng UBND xã Long Châu đang “chờ” kết quả của việc điều tra, thanh tra về các sai phạm đất đai của năm 2018, vốn là nguyên nhân khiến 12 cán bộ bị bắt tạm giữ, tạm giam và cách chức, từ đó vạch ra một “đối sách” cụ thể để xử lý các trường hợp sai phạm này.
 

Cấp huyện “chờ” báo cáo từ cấp xã

Sáng ngày 2/4/2019, PV đã làm việc với ông Nguyễn Quang Nam, Chánh Văn phòng UBND huyện Yên Phong liên quan đến vấn đề các hộ dân lấn chiếm, xây dựng nhà ở trái phép tại địa phương.

Ông Nam cho hay: “Huyện đã có Nghị quyết 83 về xử lý các trường hợp lấn chiếm này. Theo đó, nếu phù hợp với quy hoạch thì UBND huyện sẽ tạo điều kiện để điều chuyển quy hoạch và nộp ngân sách nhà nước theo quy định. Tuy nhiên, nếu không phù hợp sẽ tiến hành biện pháp cưỡng chế.”

Theo ông Nam, những năm gần đây UBND huyện Yên Phong đã làm rất quyết liệt liên quan đến vấn đề đất đai, cưỡng chế không ít trường hợp. Tuy nhiên, huyện không nắm rõ chi tiết về các trường hợp tại xã. Theo quan điểm của huyện, bất cứ trường hợp nào không phù hợp với quy hoạch là phải cưỡng chế. “Trường hợp với các nhà kiên cố sai phạm, nếu không phù hợp với quy hoạch và luật Đất đai thì sẽ phải tổ chức cưỡng chế”, ông Nam khẳng định.

Tuy nhiên, với câu trả lời như vậy từ Chánh Văn phòng UBND huyện Yên Phong, thì liệu có thể hiểu những trường hợp nào sai phạm phải được UBND xã Long Châu báo cáo, lập danh sách mới có thể xử lý được? Trường hợp UBND xã không báo cáo về các sai phạm lấn chiếm đất đai thì phải chăng UBND huyện cũng đành bó tay, không biết gì hết?

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm