| Hotline: 0983.970.780

Bắc Ninh: Hơn 8 nghìn công trình khí sinh học

Thứ Năm 25/12/2014 , 14:10 (GMT+7)

Từ năm 2003 - 2014, tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng được 8.382 công trình khí sinh học (KSH).

Bắc Ninh là địa phương tham gia Dự án Khí sinh học do Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) hỗ trợ. 

Đây là dự án có hiệu quả KT-XH, góp phần xử lý và hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển và thay đổi bộ mặt nông thôn. Để hoàn thành xây dựng 400 - 500 công trình KSH hằng năm, Bắc Ninh đã tiến hành đồng bộ các giải pháp.

Năm 2014 các hoạt động của dự án gặp nhiều khó khăn như giá vật liệu, nhân công và chi phí khác tăng; dịch tai xanh ở lợn, dịch cúm gia cầm bùng phát trên địa bàn tỉnh; giá thức ăn chăn nuôi tăng và không ổn định, giá sản phẩm chăn nuôi giảm thấp, người chăn nuôi bị lỗ; một số mẫu công trình KSH bằng composid cạnh tranh không lành mạnh với mẫu thiết kế KT1, KT2; trong khi kinh phí hỗ trợ cho công trình KSH còn thấp (2.400.00 đ/công trình, tính cả nguồn kinh phí của tỉnh và TW).

Tuy nhiên, được hỗ trợ kinh phí của BQL Dự án KSH Trung ương, sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở NN-PTNT và phối hợp của Văn phòng Dự án KSH tỉnh với các ban ngành... nên các hoạt động của dự án đạt kết quả khá tốt.

Cụ thể đã hoàn thành xây dựng 440 công trình KSH đảm bảo chất lượng (đạt 110% kế hoạch). Các huyện đạt kết quả tốt là Lương Tài 90/70 đạt 128%, Yên Phong 60/60 đạt 133%, Thuận Thành 120/100 đạt 120%, Tiên Du 20/20 đạt 100%, Quế Võ 60/60 đạt 100%; Gia Bình 60/60 đạt 100%...

Văn phòng Dự án KSH tỉnh đã nghiệm thu hồ sơ làm thủ tục chuyển tiền cho 440 công trình. Đồng thời đã tổ chức tập huấn, hội thảo, tuyên truyền tiếp thị, sau xây dựng được 22/20 lớp, đạt 110% kế hoạch.

Tuy nhiên việc triển khai và thực hiện dự án ở một số huyện, thị xã, thành phố còn chậm; một số huyện chưa tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền, công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, linh hoạt và đa dạng, kinh phí đầu tư cho công tác tuyên truyền quá thấp nên hiệu quả chưa cao; việc báo cáo theo quy định của dự án còn chưa đầy đủ, việc nộp hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán còn chậm...

Để thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch xây dựng 400 - 500 công trình KSH hằng năm, trong thời gian tới cần tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí của BQL Dự án KSH Trung ương, chính sách hỗ trợ theo QĐ số 318 ngày 9/7/2014 của UBND tỉnh, sự lãnh đạo của Sở NN-PTNT và phối hợp của Văn phòng Dự án KSH tỉnh với các ban ngành có liên quan... xây dựng chương trình công tác và tổ chức chỉ đạo các hoạt động của dự án cụ thể, chi tiết sát với thực tế và điều chỉnh hợp lý.

- Tiến hành rà soát và phân bổ, điều chỉnh kịp thời chỉ tiêu cho các huyện, thị xã, thành phố ngay từ đầu năm, dựa trên cơ sở căn cứ vào kết quả thực hiện của các đơn vị và nhu cầu của các địa phương.

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tiếp tục tổ chức tập huấn cho nông dân hiểu biết sâu hơn về lợi ích công trình KSH; cách sử dụng, bảo quản công trình an toàn và phòng chống cháy nổ.

- Tổ chức đào tạo nâng cao và đào tạo bổ sung đội ngũ kỹ thuật viên và thợ xây. Tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm với đội ngũ kỹ thuật viên và thợ xây nhằm nâng cao trình độ và cung cấp thông tin về các họat động của dự án.

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nghiệm thu và hoàn chỉnh hồ sơ chính xác đúng theo quy định đảm bảo chất lượng công trình .

- Kiểm soát và nghiệm thu chặt chẽ chứng từ thanh toán và gửi hồ sơ lên Văn phòng dự án tỉnh để nghiệm thu, thanh toán kịp thời chuyển tiền cho các hộ.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất