| Hotline: 0983.970.780

Bác sĩ nhìn bầu trời mong tia nắng

Thứ Ba 10/03/2020 , 13:15 (GMT+7)

Trong không khí lạnh cắt da thịt ở vùng biên viễn, các bác sĩ Trung tâm kiểm soát bệnh tật thuộc Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh vẫn miệt mài với công việc.

Hàng trăm xe qua lại cửa khẩu đang được phun thuốc sát khuẩn. Ảnh: Văn Chương.

Hàng trăm xe qua lại cửa khẩu đang được phun thuốc sát khuẩn. Ảnh: Văn Chương.

Từ mờ sáng tới tối, trong không khí lạnh cắt da thịt ở vùng biên viễn, các bác sĩ Trung tâm kiểm soát bệnh tật thuộc Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh vẫn miệt mài với công việc phun thuốc sát trùng phương tiện, đo thân nhiệt người qua lại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo. Trang phục của họ, nhìn nhang nhác giống cơ quan hải quan. Thực tế, họ là bác sĩ.

Từ Đồn biên phòng Cầu Treo, Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh lên cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là con đường như dẫn tới cổng trời. Những dốc núi dài và uốn khúc theo triền núi. Dốc lên chứ không có dốc xuống. Dốc cuối cùng mang tên “Eo cô gái”. Đây là vị trí có mảng sườn núi sạt xuống thành từng mảng dài hàng trăm mét và đươc cắm bảng cảnh báo “nguy hiểm”.

Khu vực Cửa khẩu Cầu Treo nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển. Sương mù dày đặc vào buổi sáng sớm mai và mặt trời lên muộn, khiến đoàn xe tải, container chìm trong bức màn trắng đục. Thấp thoáng bên cạnh chiếc xe này là các bác sĩ Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh.

Tại khu vực gần chốt kiểm soát, chiếc xe khách mang biển số Lào là 0425 vừa phun xong thì xe tải mang biển số Lào 1045 đã nối đuôi. Không phải tài xế nào cũng có ý thức. Đối với những chiếc xe mới phun được 80% mà tài xế định cho xe đi thì bộ đội biên phòng ra hiệu dừng lại, tiếp tục phun, nếu không ra đến cổng sẽ phải quay trở lại.

Ở giữa sân cảng, chiếc máy campexo chạy xình xịch để ép nước pha thuốc floramin phun ô tô chạy từ sáng sớm đến tối nên nóng ran.

Hiện nay, Trung tâm kiểm soát bệnh tật chỉ bố trí 1 máy phun nước, vì vậy công việc của các bác sĩ này cứ xoay vòng đến chóng mặt.

Đó là phun bên trái xe trước, sau đó kéo dây sang bên phải. Nhưng đối với các xe container có kích thước dài thì chia làm 4 phần, phun ở vị trí đầu xe bên trái, sau đó kéo dây xuống phần thùng xe phía sau.

Một cán bộ hải quan cho biết, thời điểm hiện nay thì cực nhất là các bác sĩ, vì suốt ngày ở ngoài trời, rất dễ cảm lạnh, nếu có người mang bệnh thì các bác sĩ này cũng là người tiếp xúc sâu nhất.

Một trạm kiểm soát thân nhiệt được đặt nằm gần trạm kiểm soát biên  phòng. Thiết bị đo thân nhiệt trên tay các bác sĩ liên tục hiển thị con số 36,4… 36,7. Màn hình nhỏ bằng nửa đồng xu và những con số nhảy nhót trên thiết bị này luôn được ánh mắt của bác sĩ đo thân nhiệt quan sát với ánh mắt căng thẳng.

Kể chuyện phun thuốc, đo thân nhiệt thì nghe qua có vẻ không phải là công việc lao lực, nặng nhọc. Tuy nhiên, hầu hết mọi cán bộ đang làm việc ở cửa khẩu, từ Hải quan, BĐBP cho đến các bác sĩ thì ai cũng đang trong tâm trạng lo lắng. Mọi người lặng lẽ làm việc.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hùng, phụ trách tổ công tác của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tại khu vực cửa khẩu cho biết “tập trung 10 bác sĩ, anh em cố gắng thực hiện tốt công việc, nếu dịch bệnh phát tán thì những người chịu hậu quả trước tiên là cán bộ ở khu vực cửa khẩu”.

Theo thống kê, chỉ tính riêng từ ngày 11 đến 18/2, có 11.506 người, 3.134 xe ô tô qua lại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và được kiểm soát dịch bệnh.

Đo thân nhiệt cho vợ chồng du khách và thông báo đeo khẩu trang khi vào quốc gia công bố dịch. Ảnh: Văn Chương.

Đo thân nhiệt cho vợ chồng du khách và thông báo đeo khẩu trang khi vào quốc gia công bố dịch. Ảnh: Văn Chương.

Đến gần 3 giờ chiều, đoàn xe qua cửa khẩu vẫn chưa ngớt, nhưng phần lớn là xe container của đơn vị Intertrans thay vì xe khách. Sân cửa khẩu vào buổi chiều trở nên sũng nước vì các bác sĩ phun thuốc cả ngày.

Một cơn mưa rừng đổ xuống ầm ĩ, chỉ sau 15 phút mưa ngớt, gió lạnh lại tràn về. Quần áo của các bác sĩ nồng hơi thuốc vì quần áo ẩm ướt, ống quần từ đầu gối trở xuống đầy đất cát. Công việc ở đây sẽ kéo dài đến 10 giờ đêm.

Buổi chiều tối, trước khi đổi ca trực, một cán bộ biên phòng bước đến nhờ bác sĩ Ánh đo thân nhiệt sau một ngày làm việc và cho biết “nhiều ngày lo nên cảm giác cũng rã rời như anh em”. Một bác sĩ nhìn lên bầu trời và nói bâng quơ “lại mưa, cầu cho ngày mai trời có nắng đẹp”.

Tại các tỉnh có biên giới tuyến biển như Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, các bác sĩ có Trung tâm kiểm soát bệnh tật cho biết, khi tàu hàng nước ngoài vào cảng thì bác sĩ được ca nô chở ra phao số 0, sau đó đu thang dây treo thẳng đứng để lên các tàu hàng có chiều cao như ngôi nhà 8 tầng. Lần đầu tiên đu thang giữa biển lên tàu và thang liên tục đong đưa thì ai cũng nín thở vì sợ.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm