| Hotline: 0983.970.780

Bác sĩ Việt đầu tiên được thế giới vinh danh

Thứ Sáu 26/02/2010 , 10:30 (GMT+7)

Ngày thế giới phòng chống lao sắp tới, lần đầu tiên Tổ chức Y tế Thế giới sẽ vinh danh một bác sĩ Việt Nam. Đó là TS. BS Nguyễn Thị Ngọc Lan - Trưởng khoa Vi sinh của Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.

Tại buổi báo cáo chương trình phòng chống lao mới đây, BS Trần Ngọc Bửu - Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TPHCM cho biết, ngày thế giới phòng chống lao sắp tới, lần đầu tiên Tổ chức Y tế Thế giới sẽ vinh danh một bác sĩ Việt Nam. Ông chỉ nói vậy mà nhất định không tiết lộ danh tính khiến tôi càng tò mò.

Phải khó khăn lắm NNVN mới xác định được người bác sỹ ấy chính là TS. BS Nguyễn Thị Ngọc Lan - Trưởng khoa Vi sinh của Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Và còn khó hơn chúng tôi mới có được cuộc hẹn vì chị luôn bận rộn. Trao đổi với tôi, BS Ngọc Lan cho biết, khởi đầu sự nghiệp từ Viện Pasteurs TPHCM, sau 6 năm gắn bó với các chương trình vệ sinh dịch tễ, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, kiến thức vệ sinh dịch tễ cùng với khả năng nghiên cứu vi sinh mà chị đã được Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (đơn vị tuyến đầu về phòng chống lao phía Nam) mời về công tác. 

TS. BS Nguyễn Thị Ngọc Lan

Năm 1988, BS Ngọc Lan chính thức về Khoa Vi sinh Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Ngay từ ngày đầu không chỉ nhiệt tình tham gia xây dựng mạng lưới xét nghiệm lao tuyến dưới của thành phố cũng như các tỉnh thành phía Nam, chị còn nỗ lực tu nghiệp thêm các kiến thức và kỹ thuật tiên tiến của ngành xét nghiệm để hỗ trợ chương trình phòng chống lao quốc gia.

Rất nhiều người khi mới bị mắc bệnh lao đã không được điều trị kịp thời khiến tỷ lệ lây nhiễm cộng đồng ngày càng tăng cao. Mỗi năm cả nước có thêm khoảng 150.000 bệnh nhân lao, trong đó có 65.000 bệnh nhân ho khạc ra vi khuẩn. Mỗi ngày có thêm 400 người mắc và 55 người chết vì bệnh lao.

Tại TPHCM, trong 3 năm từ 2005 - 2007, đã có hơn 1.200 bệnh nhân mắc lao chết. Nguy hiểm hơn, số lượng bệnh nhân đa kháng thuốc ngày càng cao. Theo BS Ngọc Lan, nguyên nhân do các phương pháp xét nghiệm hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu điều trị. Trong các xét nghiệm lao, xét nghiệm vi sinh là quan trọng nhất để định bệnh.

Tiêu chuẩn Việt Nam là chỉ khi có vi trùng lao trong đàm phẩm mới điều trị lao cho bệnh nhân. Với những bệnh lao nặng, trong đàm có từ 5-10.000 vi khuẩn/ml đàm thì bác sĩ mới có thể thấy trên kính hiển vi để xác định bệnh lao trong vòng 2 giờ. Những bệnh lao đã nhiễm nhưng lượng vi trùng còn ít sẽ khó khăn hơn rất nhiều trong việc xác định bệnh để điều trị.

Chị bảo: "Tôi thầm tự hào mình đã chọn đúng ngành để cống hiến mỗi khi nhìn thấy sự thán phục của các đồng sự quốc tế. Họ có vẻ không tin ở Việt Nam lại có người đủ năng lực để tham gia những công trình nghiên cứu ấy".

Năm 2006, Tổ chức Y tế thế giới thành lập Tổ chức Sinh phẩm chẩn đoán Lao mới nhằm tìm ra các sinh phẩm xét nghiệm cho kết quả nhanh, chính xác và giá thành rẻ nhất, có thể triển khai diện rộng trong cộng đồng. Các hãng dược nổi tiếng trên thế giới sản xuất ra nhiều sinh phẩm chẩn đoán lao mới như GenoType, TB LAMP, MODS…Theo BS Ngọc Lan, để khẳng định được hiệu lực của các sinh phẩm ấy còn phải qua xét nghiệm thực tế lâm sàng. Và phòng xét nghiệm vi sinh Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là đơn vị hỗ trợ họ gia tăng giá trị sản phẩm để phục vụ cộng đồng tốt nhất.

Không chỉ vậy, BS Ngọc Lan còn là người đã nghiên cứu thành công phương pháp chẩn đoán bệnh nhân lao đa kháng thuốc. Trước đây, với phương pháp xét nghiệm cũ để xác định được một bệnh nhân mắc bệnh lao đa kháng thuốc phải mất từ 4- 5 tháng. Nhưng với phương pháp mới của chị thời gian định bệnh chỉ mất có 1-2 ngày.

Qua 20 năm, BS Ngọc Lan đã cống hiến hàng chục công trình khoa học cho giới y học trong và ngoài nước. Nếu các bác sĩ điều trị, nội ngoaị khoa dễ dàng được nhiều bệnh nhân mang ơn, nhiều người biết tên tuổi thì những cán bộ xét nghiệm vi sinh lại hầu như chẳng mấy ai ngoài ngành biết đến. Chính vì vậy, hơn 20 năm trước khi du học sinh Ngọc Lan về nước, chị đã phải mất nhiều đêm trằn trọc cho lựa chọn tương lai của mình. Chị bảo khi quyết định theo nghề, chẳng bao giờ nghĩ có ngày được vinh danh. Thế mà ngày ấy đang đến với chị, rất gần. 

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.