| Hotline: 0983.970.780

Phần IV. Chăn nuôi an toàn sinh học

Bài 1: Giải pháp hàng đầu

Thứ Ba 16/07/2019 , 09:56 (GMT+7)

Kết luận tại các hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã thống nhất xác định chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) là giải pháp hàng đầu nhằm ứng phó, từng bước “sống chung” với DTLCP.

quy-trinh-nuoi-heo-chun-vietgp-720x340155122563
Sẽ sớm có quy trình chăn nuôi lợn ATSH mới trong thời gian tới.

Từ năm 2010, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT về điều kiện trại chăn nuôi lợn ATSH (sau đây gọi tắt là QCVN 01) đã được Bộ NN-PTNT ban hành tại Thông tư số 04 /2010/TT-BNNPTNT (ngày 15/01/2010).

QCVN 01 áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại. Theo đó, khái niệm chăn nuôi lợn ATSH là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái.

QCVN 01 gồm 3 phần chính, trong đó phần quy định kỹ thuật về trại chăn nuôi lợn là nội dung quan trọng nhất.

Theo quy định kỹ thuật của QCVN 01, vị trí xây dựng trang trại phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, hoặc được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép. Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 100m; cách nhà máy chế biến, giết mổ lợn, chợ buôn bán lợn tối thiểu 1 km. Nơi xây dựng trang trại phải có nguồn nước sạch, đảm bảo điều kiện xử lý chất thải...

Về yêu cầu chuồng trại: Trại chăn nuôi lợn phải có tường hoặc hàng rào bao quanh nhằm kiểm soát được người và động vật ra vào trại; phải bố trí riêng biệt các khu gồm: khu chăn nuôi; khu vệ sinh, sát trùng thiết bị chăn nuôi; khu tắm rửa, khử trùng, thay quần áo cho công nhân và khách thăm quan; khu cách ly lợn ốm... Cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chuồng nuôi và tại lối ra vào mỗi dãy chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng... Các dụng cụ khác trong các chuồng trại phải đảm bảo dễ vệ sinh, tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng...

Vệ sinh thú y: Chất sát trùng tại các hố sát trùng ở cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chăn nuôi và chuồng nuôi phải bổ sung hoặc thay hàng ngày. Tất cả các phương tiện vận chuyển khi vào trại chăn nuôi, khu chăn nuôi phải đi qua hố khử trùng và phải được phun thuốc sát trùng. Mọi người trước khi vào khu chăn nuôi phải thay quần áo, giầy dép và mặc quần áo bảo hộ của trại; trước khi vào các chuồng nuôi phải nhúng ủng hoặc giầy dép vào hố khử trùng.

Theo định kỳ, phải phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, các chuồng nuôi ít nhất 1 lần/2 tuần; phun thuốc sát trùng lối đi trong khu chăn nuôi và các dãy chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần khi không có dịch bệnh, và ít nhất 1 lần/ngày khi có dịch bệnh; phun thuốc sát trùng trên lợn 1 lần/tuần khi có dịch bệnh... Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh trong khu chăn nuôi ít nhất 1 lần/tháng.

img-5363-chn-nuoi-trong-tri155122307
QCVN 01 gồm 3 phần chính, trong đó phần quy định kỹ thuật về trại chăn nuôi lợn là nội dung quan trọng nhất. 

Không vận chuyển lợn, thức ăn, chất thải hay vật dụng khác chung một phương tiện; phải thực hiện sát trùng phương tiện vận chuyển trước và sau khi vận chuyển. Phải vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày. Đồng thời, có biện pháp để kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác (nếu có) trong khu chăn nuôi. Khi sử dụng bẫy, bả phải có biển thông báo và ghi sơ đồ chi tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra thu gom để xử lý.

Bên cạnh đó, phải thực hiện các quy định về tiêm phòng cho đàn lợn theo quy định. Trong trường hợp trại có dịch, phải thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về chống dịch. Áp dụng phương thức chăn nuôi “cùng vào cùng ra” theo thứ tự ưu tiên cả khu, từng dãy, từng chuồng, từng ô. Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa lợn mới đến. Trong trường hợp trại bị dịch, phải để trống chuồng ít nhất 21 ngày.

Ngoài các nội dung trên, phần quy định kỹ thuật còn có các nội dung về: Con giống; thức ăn, nước uống; chăm sóc, nuôi dưỡng; xử lí chất thải và bảo vệ môi trường... Ngoài phần quy định kỹ thuật trại chăn nuôi lợn, QCVN 01 cũng ban hành các quy định về quản lí và phụ lục về một số chỉ tiêu vệ sinh thú y nước uống cho lợn; yêu cầu vệ sinh nước thải chăn nuôi lợn.

Theo Cục Chăn nuôi, nhằm đẩy mạnh áp dụng quy trình chăn nuôi lợn ATSH trong bối cảnh DTLCP, theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, Cục Chăn đang khẩn trương rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện lại Quy trình chăn nuôi lợn ATSH theo hướng phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất với điều kiện và đặc thù chăn nuôi lợn hiện nay.

Theo đó, một số quy định tại QCVN 01 sẽ được sửa đổi, điều chỉnh bổ sung theo hướng rút gọn, dễ áp dụng, đồng thời bổ sung một số nội dung tại Quy trình Thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn tại Việt Nam (VietGAHP chăn nuôi lợn) theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10/11/2015 của Bộ NN-PTNT.

Dự kiến trong tuần này, Cục Chăn nuôi sẽ hoàn thiện quy trình chăn nuôi lợn ATSH mới để trình Bộ NN-PTNT xem xét phê duyệt, phổ biến cho các địa phương trên cả nước.

Xem thêm
Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm