| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị với mục tiêu có 30.000 ha rừng bền vững vào năm 2030

Bài 1. Phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng

Thứ Tư 01/06/2022 , 15:47 (GMT+7)

Để có 30.000 ha rừng bền vững vào năm 2030, tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều chính sách sát thực tiễn và đã xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo.

Năm 2021, Quảng Trị trở thành tỉnh đầu tiên có rừng tự nhiên do cộng đồng thôn bản quản lý được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững với tổng diện tích 1,6 nghìn ha, tập trung tại thôn Hồ (xã Hướng Sơn) và thôn Chênh Vênh (xã Hướng Phùng), huyện Hướng Hóa.

Tổ tuần tra bảo vệ rừng thôn Hồ (xã Hướng Sơn) phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn làm nhiệm vụ bảo vệ sự bình yên cho những cánh rừng. Ảnh: VD.

Tổ tuần tra bảo vệ rừng thôn Hồ (xã Hướng Sơn) phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn làm nhiệm vụ bảo vệ sự bình yên cho những cánh rừng. Ảnh: VD.

Ông Hà Ngọc Dương, Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng cho biết, năm 2018, Nhà nước giao gần 700 ha rừng tự nhiên dưới chân núi Sa Mù cho cộng đồng thôn Chênh Vênh quản lý. Được Nhà nước giao rừng, Đảng ủy, UBND xã Hướng Phùng và cộng đồng thôn bản rất lo lắng. Nguồn kinh phí bảo vệ rừng hạn chế trong khi số tiền từ dịch vụ môi trường rừng từ diện tích được giao chỉ khoảng 15 triệu đồng/năm.

Sau nhiều cuộc họp, UBND xã Hướng Phùng đã chỉ đạo thôn Chênh Vênh thành lập 7 tổ tuần tra bảo vệ rừng. Nguồn kinh phí hoạt động trích từ tiền dịch vụ môi trường rừng và sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức. Điều đặc biệt, thôn Chênh Vênh có 1 tổ quản lý bảo vệ rừng mà tất cả các thành viên đều là nữ. Bình quân, mỗi tháng Ban quản lý bảo vệ rừng thôn Chênh Vênh sẽ tuần tra rừng 2 lần.

Bài liên quan

Nhờ cách làm này, 4 năm kể từ ngày rừng được giao cho cộng đồng thôn Chênh Vênh quản lý, trên địa bàn thôn không xẩy ra phá rừng hay lấn chiếm rừng để trồng cây. Những cánh rừng tại thôn Chênh Vênh từ nhiều năm nay bình yên, bặt tiếng cưa xăng.

Thôn Chênh Vênh có cảnh quan tự nhiên cuốn hút, tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ để phát triển tại đây mô hình du lịch cộng đồng. Đây là hướng đi giúp người dân trong bản có thêm nguồn thu nhập, giảm tình trạng sống phụ thuộc vào rừng, giảm áp lực cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.

“Sau Chỉ thị số 13 của Ban chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ra đời, công tác bảo vệ rừng tại thôn Chênh Vênh ngày càng được siết chặt. Chênh Vênh là thôn đặc biệt khó khăn nhưng ý thức bảo vệ rừng của người dân rất tốt; không vì nghèo khó mà khai thác rừng trái phép. Hiện mô hình du lịch cộng đồng tại thôn Chênh Vênh đã manh nha phát triển. Dù nguồn thu đang rất hạn chế nhưng chúng tôi hi vọng, trong tương lai du khách yêu mến cảnh sắc thiên nhiên sẽ về đây nhiều hơn để người dân có thêm thu nhập. Đó sẽ là cách tốt nhất để quản lý bảo vệ rừng bền vững” – ông Hà Ngọc Dương, Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng chia sẻ.

Còn tại thôn Hồ, xã Hướng Sơn, một tổ tuần tra bảo vệ rừng gồm 10 thành viên cũng được thành lập ngay sau khi cộng đồng thôn này được giao quản lý, bảo vệ 900 ha rừng tự nhiên. Mô hình du lịch cộng đồng tại đây cũng đang được manh nha hình thành.

Phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Chênh Vênh (xã Hướng Phùng) một trong những cách làm hay nhằm tăng thu nhập cho người dân từ đó giáo dục các thế hệ trẻ trong công tác bảo vệ rừng. Ảnh: VD.

Phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Chênh Vênh (xã Hướng Phùng) một trong những cách làm hay nhằm tăng thu nhập cho người dân từ đó giáo dục các thế hệ trẻ trong công tác bảo vệ rừng. Ảnh: VD.

Ông Lê Trọng Tường, Chủ tịch UBND xã Hướng Sơn cho biết, nhờ cộng đồng thôn quyết liệt trong công tác tuần tra bảo vệ rừng nên những năm qua, an ninh rừng ở đây được giữ vững. Hiện trên 300 ha rừng tự nhiên đã giao cho thôn Cát quản lý bảo vệ cũng đang làm thủ tục để được cấp chứng chỉ rừng bền vững.

“Hiện trên 300 ha rừng giao cho thôn Cát quản lý bảo vệ cũng sắp được cấp chứng chỉ rừng bền vững. Hi vọng, trong tương lai, Hướng Sơn sẽ xây dựng được các mô hình du lịch cộng đồng để thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người dân”.

Quảng Trị hiện có 18 nghìn ha được cấp chứng chỉ rừng bền vững

Quảng Trị hiện có 18 nghìn ha rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững. Trong đó có 1,6 nghìn ha rừng tự nhiên giao cho cộng đồng thôn bản quản lý. Mục tiêu của địa phương này đến năm 2030 là có 25.000- 30.000 ha rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững. Để đạt được mục tiêu này, hiện nay ngành nông nghiệp đang khuyến khích người dân trồng rừng gỗ lớn và tuân thủ các quy định để rừng trồng, rừng tự nhiên được cấp chứng chỉ rừng bền vững.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất