| Hotline: 0983.970.780

III. Nỗ lực của Việt Nam

Bài 2: Chống dịch như chống giặc

Thứ Tư 10/07/2019 , 10:24 (GMT+7)

Đây là khẩu hiệu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai các giải pháp cấp bách khống chế ASF hồi đầu tháng 3/2019.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác phòng, chống ASF tại huyện Đông Anh (Hà Nội)

Từ địa phương…

Sau đó ít ngày, chỉ đạo tại cuộc họp bàn các giải pháp đối phó ASF hồi trung tuần tháng 3/2019, tức là sau hơn một tháng xảy ra dịch tại 17 tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Hồng, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đặc biệt lưu ý và đề cao vai trò chủ động chống dịch của các địa phương.

Theo đó, ngành nông nghiệp đã đưa ra các nhóm giải pháp, kịch bản hướng dẫn cụ thể cho các tỉnh, thành triển khai áp dụng trong tình huống xảy ra dịch bệnh từ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đến quy mô doanh nghiệp trang trại lớn; Thứ nhất phải tập trung xử lý an toàn sinh học trong chăn nuôi, xử lý môi trường triệt để ngay từ hộ chăn nuôi; Thứ hai là xử lý thức ăn, đối với các hộ nhỏ lẻ phải xử lý nhiệt để đảm bảo an toàn cho vật nuôi; Thứ ba, phải tuân thủ khâu an toàn dịch bệnh mọi lúc, mọi nơi...

Thực hiện nghiêm quy trình tiêu độc khử trùng trong vùng dịch

Đối với nhóm trang trại lớn, yêu cầu quán triệt bằng mọi kênh liên lạc, không đến trực tiếp chuồng trại, tránh để dịch bệnh lây lan.

Về quy trình xử lý dịch bệnh, cần rà soát lại để bổ sung để hoàn thiện nhất, từ khâu lấy mẫu đến  phân tích và trả lời kết quả.

Một vấn đề lớn khác là việc xử lý tiêu huỷ lợn bệnh phải được tổng kết, đánh giá cụ thể, hố tiêu huỷ được đào tại chỗ, đảm bảo mặt bằng, khoảng cách an toàn đến khu vực chăn nuôi, đúng quy cách để môi trường không bị ô nhiễm. Đặc biệt lưu ý kiểm soát quá trình luân chuyển, lưu ý các chốt chặn từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ vùng này sang vùng khác.

Về giải pháp lâu dài, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng giao Cục Thú y, Cục Chăn nuôi nghiên cứu xây dựng kế hoạch chuẩn bị để ba Bộ NN-PTNT, Y tế và Khoa học Công nghệ sẽ mời các chuyên gia quốc tế từ tổ chức Sức khỏe động vật thế giới (OIE), tổ chức Lương nông Liên Hợp quốc (FAO)... và các tập đoàn chăn nuôi lớn, các chuyên gia khoa học đề ra nhiệm vụ xây dựng đề án sản xuất vắc xin. Đồng thời cần nghiên cứu chuyên sâu các véc tơ gây bệnh của dịch bệnh nguy hiểm  này.

…đến Trung ương

Trước tình hình ASF lây lan nhanh, ảnh hưởng đến chăn nuôi, phát triển kinh tế, ngày 20/5/2019, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã ra chỉ thị phòng, chống dịch bệnh.

Kiểm soát chặt các tuyến giao thông huyết mạch để phòng tránh lây lan bệnh dịch

Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Coi nhiệm vụ phòng, chống, khống chế dịch là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách lúc này, phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chính quyền, mặt trận, các đoàn thể và tổ chức xã hội…

Tổ chức thực hiện khẩn trương, kiên quyết, đồng bộ các giải pháp do Chính phủ và các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn về phòng, chống, khống chế ASF.

Quyết tâm khống chế bệnh dịch trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo điều kiện tiếp tục phát triển KT-XH nhanh và bền vững, cải thiện đời sống nhân dân.

Thông tin, tuyên truyền để mọi người đều nhận rõ tính chất nguy hiểm và tác hại nghiêm trọng của bệnh dịch đã và đang xảy ra đối với các hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân. Đồng thời, thông tin kịp thời chính xác cho người dân, tránh gây hoang mang trong xã hội.

Trước đó, ngày 20/2/2019, Thủ tướng cũng đã ban hành Chỉ thị 04 về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch ASF. Thành phần của chốt kiểm dịch gồm: ngành thú y, cảnh sát giao thông, quản lý thị trường, thanh tra giao thông.  Thủ tướng yêu cầu tập trung các nguồn lực của địa phương để tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; tổ chức xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết; tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật làm lây lan dịch bệnh;

 

Xem thêm
Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm